Với nhiều ưu điểm vượt trội thì mái nhựa lấy ánh sáng thông minh đang ngày càng khẳng định được vị thế của mình trong nhiều công trình. Vậy loại mái này có ưu điểm gì và thi công mái nhựa thông minh như thế nào?
Hãy cùng Vật liệu An Vinh khám phá qua bài viết dưới đây nhé.
Ưu điểm của mái nhựa thông minh
Hiện nay mái nhựa thông minh hay còn được biết đến với tên gọi là tấm polycarbonate lấy sáng là một trong những vật liệu mới có rất nhiều đặc tính ưu việt. Đây là giải pháp lấy sáng và trang trí tối ưu cho các công trình xây dựng. Ưu điểm cụ thể của tấm lợp lấy sáng này như sau:
- Sản phẩm có thiết kế trong suốt nên có khả năng lấy sáng cực tốt.
- Có thể chống lại được tác hại của các tia cực tím.
- Có thể chịu nhiệt độ tốt từ 400 độ C đến 1200 độ C nên rất bền bỉ theo thời gian sử dụng.
- Có khả năng cách âm, cách nhiệt tốt.
- Có khả năng chống cháy cao.
- Có thể chịu được lực va đập cao hơn 80 đến 200 lần so với kính.
- Có trọng lượng nhẹ chỉ bằng 1/15 so với kính thủy tinh có độ dày tương tự.
- Rất dễ lắp đặt, có thể uốn cong để tạo hình dáng mà không lo bị gãy khúc.
Việc thi công tấm lợp lấy sáng có khó không?
Thật ra việc thi công tấm nhựa lấy sáng không quá khó và bạn hoàn toàn có thể tự mình thực hiện nếu có thể áp dụng được đúng những bước thi công mà chúng tôi sẽ hướng dẫn ở nội dung bên dưới.
Tuy nhiên có một chú ý dành cho bạn đã là tấm lợp nhựa thông minh trên thị trường sẽ có 2 loại phổ biến nhất đó là tấm polycarbonate đặc ruột và tấm polycarbonate rỗng ruột. Tùy theo từng công trình mà chúng ta sẽ sử dụng một trong hai loại để phát huy hiệu quả cao nhất.
Và tất nhiên mỗi một loại sẽ có một phương pháp thi công riêng biệt. Do đó hãy chú ý phân loại sản phẩm để tìm cho mình một phương pháp thi công thật sự phù hợp nhé. Giờ thì chúng ta bắt tay tìm hiểu cách thức thi công thôi.
Hướng dẫn thi công mái nhựa thông minh
3.1. Chuẩn bị nguyên liệu và dụng cụ trước khi thi công
Đầu tiên trước khi thi công tấm lợp nhựa thông minh thì bạn cần phải chuẩn bị đầy đủ nguyên liệu, công cụ, dụng cụ như sau:
- Tấm lợp sáng polycarbonate đặc ruột hay rỗng ruột tùy từng công trình.
- Nẹp viên hoặc tấm úp nóc.
- Vít lục giác dài hơn chiều cao của sóng từ 15mm cho tới 25mm.
- Ron cao su chống dột.
- Một số dụng cụ thi công chuyên dụng như máy bắn vít, cưa tròn cầm tay, thước…
3.1. Hướng dẫn thi công tấm polycarbonate đặc ruột
Quá trình thi công tấm lợp lấy sáng đặc ruột sẽ trải qua 7 bước như sau:
Bước 1: Dùng vít để tiến hành cố định mặt bên dưới của thanh nẹp chữ H vào khung. Chú ý trong quá trình khoan lỗ thì lỗ khoan cần phải lớn hơn thân vít khoảng 1,5 cho tới 2mm để có thể khắc phục được tình trạng co giãn do nhiệt độ hay thời tiết có thể làm ảnh hưởng tới chất lượng mái lợp.
Bước 2: Liên kết tấm polycarbonate đặc ruột vào thanh xà gồ mái bằng vít đệm cao su.
Bước 3: Lắp thanh nẹp chữ U bịt vào hai đầu tấm lợp để hạn chế tình trạng bụi bẩn, nấm mốc phát sinh trong khi sử dụng có thể làm ảnh hưởng tới tuổi thọ của sản phẩm.
Bước 4: Cố định tấm lợp nhựa lấy sáng vào mái bằng vít cao su.
Bước 5: Dùng vít để cố định nẹp chữ H liên kết 2 tấm polycarbonate vào khung sắt bằng vít.
Bước 6: Tiếp tục dùng vít để cố định thanh nẹp và thanh xà gồ.
Bước 7: Tiến hành ốp thanh nẹp chữ H xuống và kẹp giữa thanh nẹp chữ U. Vậy là bạn đã hoàn thiện xong việc thi công rồi đó.
3.2. Hướng dẫn thi công tấm nhựa lấy sáng tấm polycarbonate rỗng ruột
Việc thi công tấm lợp polycarbonate rỗng ruột sẽ trải qua 5 bước như sau:
Bước 1: Bạn hãy đặt tấm lợp ở trên mặt phẳng rồi tiến hành cưa bằng dao cắt hoặc lưỡi cưa thật sắc. Chú ý làm thật cẩn thận để tránh trầy xước.
Bước 2: Dùng vít chống gỉ và chịu nhiệt để cố định tấm lợp vào xà gồ. Chú ý mỗi lỗ khoan trên xà gồ cần lớn hơn thân vít ít nhất khoảng 2mm để tránh sự co giãn của tấm có thể làm gây ra tình trạng bung vít không an toàn. Số lượng vít được tính toán phù hợp với đặc điểm kỹ thuật của sản phẩm.
Bước 3: Sử dụng thanh nối chữ U và băng keo để dán hai đầu tấm lợp. Việc làm này để tránh nấm mốc và bụi bẩn xâm nhập vào bên trong tấm.
Bước 4: Định vị tấm lợp theo hướng gân của các ống sáo (mái phẳng), và theo chiều dọc (vách ngăn), hoặc theo hướng của khung có hình vòm (mái vòm). Đối với những tấm được xếp thành chồng, lắp theo hướng nằm ngang (lợp mái, giếng trời) cần phải chừa một đoạn dốc nghiêng tối thiểu 5 độ để thoát nước, tự làm sạch tấm. Đồng thời để giảm đọng nước qua các đấu nối và vít.
Bước 5: Sau khi lắp đặt xong bạn tiến hành lau chùi làm sạch bề mặt sau nhé. Ngoài ra trong quá trình sử dụng nên lau chùi định kỳ bằng nước hoặc chất tẩy rửa nhẹ không kiềm nhé. Việc này sẽ giúp cho tấm lợp luôn sáng bóng như mới đó.
Ngoài ra trong quá trình lắp đặt bạn cũng nên chú ý lắp phần bề mặt có lớp chống tia cực tím về hướng mặt trời. Và sau khi lắp đặt xong thì phải gỡ màng phim ra để tránh trường hợp màng phim bị dính vào tấm lợp do sức nóng từ mặt trời đó.
Báo giá thi công mái Poly
Tùy theo loại tấm lợp bạn sử dụng cũng như tùy vào địa hình, khối lượng vật tư mà giá thi công tấm lợp lấy sáng sẽ khác nhau. Tuy nhiên bạn có thể tham khảo bảng giá thi công dưới đây nhé:
- Thi Công lợp mái Poly (không bao gồm vật tư): 80.000 – 150.000 VNĐ/M2
- Thi Công mái Poly bao gồm cả Khung sắt (không bao vật tư) : 300.000 – 450.000 VNĐ/M2
- Thi Công mái Poly bao gồm cả vật tư (Sắt, Poly loại Solite, phụ kiện) : 700.000 – 1.100.000 VNĐ/M2
Trên đây là những kiến thức về cách thức thi công mái nhựa thông minh cũng như bảng báo giá thi công mà bạn có thể tham khảo. Hy vọng với những chia sẻ này các bạn sẽ có thêm nhiều kinh nghiệm để áp dụng vào công trình thực tiễn của mình nhé.