Hướng dẫn thi công tấm lợp polycarbonate đặc ruột

thi công tấm lợp polycarbonate đặc

Tấm lợp polycarbonate đặc hiện nay đã và đang trở thành một loại vật liệu rất phổ biến để làm mái che sân thượng, mái che giếng trời, mái che sân vườn…Và ngay bây giờ hãy cùng Vật liệu An Vinh khám phá cách thi công tấm lợp polycarbonate đặc ruột này nhé.

Những đặc điểm của tấm lợp polycarbonate đặc

Tấm lợp polycarbonate đặc là một sản phẩm được sản xuất với từ nguyên liệu nhựa UPVC cùng với rất nhiều thành phần khác. Sản phẩm có độ bền gấp 6 lần so với kính cường lực, hơn 250 lần so với kính thông thường và so với nhựa Acrylic thì độ bền hơn tới 20 lần.

thi công tấm lợp polycarbonate đặc
thi công tấm lợp polycarbonate đặc

Những đặc điểm nổi trội của sản phẩm như sau:

  • Có khả năng cách âm, cách nhiệt cực tốt nhờ vậy góp phần vào việc giảm thiểu lượng điện năng tiêu thụ của công trình
  • Có thể chống được va đập mạnh dưới sự tác động của búa hoặc đá viên.
  • Bề mặt tấm được tráng phủ một lớp chống tia cực tím UV nên có khả thể hạn chế 98% lượng tia cực tím gây hại cho con người.
  • Sản phẩm có trọng lượng rất nhẹ, chỉ bằng ½ so với các loại kính thông thường có cùng kích thước và độ dày.
  • Tấm lợp trong suốt có khả năng truyền sáng lên tới 90%.
  • Sản phẩm có nhiều màu sắc phong phú, đa dạng như trắng đục, trắng trong, xanh dương, xanh lá cây
  • Với trọng lượng nhẹ cùng khả năng có thể uốn cong dễ dàng nên sản phẩm rất dễ thi công và lắp đặt.
  • Dưới mọi điều kiện thời tiết sản phẩm này đều giữ được tính cơ học và lý tính.
  • Tấm polycarbonate đặc dễ dàng vệ sinh bằng vải cotton và chất tẩy rửa trung tính.

Một số chú ý khi thi công tấm polycarbonate đặc ruột

Trước khi bắt tay vào thi công tấm lợp polycarbonate đặc thì chúng ta cần phải chú ý một số vấn đề như sau:

  • Tấm lợp luôn được lắp quay bề mặt chống tia cực tím về phía mặt trời.
  • Nếu bạn sử dụng tấm lợp poly đặc loại trơn thì màng phim bảo vệ sẽ có ở cả hai mặt còn đối với loại nhám thì màng phim chỉ có ở mặt phủ lớp chống tia UV.
  • Quá trình lắp đặt thì màng phim sẽ được giữ nguyên để bảo vệ sản phẩm còn khi hoàn tất thì cần gỡ bỏ.
  • Cần xác định bề mặt có phủ lớp chống tia UV trước khi lắp đặt.
  • Khi khoan lỗ chú ý khoan đường kính rộng hơn từ 3mm đến 5mm so với thân vít để để trừ hao độ co giãn của tấm do thay đổi nhiệt độ.
  • Khi lợp mái, nên lắp đặt tấm lợp sao cho độ dốc tối thiểu là 50 độ để nước thoát dễ dàng.
  • Quá trình lắp đặt cần sử dụng loại vít chuyên dụng.
tấm polycarbonate đặc ruột
tấm polycarbonate đặc ruột

10 bước tính toán cơ bản để lắp đặt tấm lợp polycarbonate đặc

Để sản phẩm có độ bền cao, phát huy tối đa công năng sử dụng thì các bạn cần tuân thủ theo đúng hướng dẫn lắp đặt tấm polycarbonate đặc ruột dưới đây:

Bước 1: Khi chọn tấm polycarbonate cần chọn loại tấm được phủ lớp UV chống tia cực tím theo tiêu chuẩn. Có độ dày tấm phù hợp với cấu trúc khung xương cũng như khả năng chịu lực của mái. Cần chú ý tải trọng chịu sức gió khi có sự thay đổi của thời tiết.

Bước 2: Để có cách lợp tấm polycarbonate đặc ruột chuẩn nhất thì bạn cần dùng lưỡi cưa cắt kim loại, lưỡi cưa đĩa sắc. Chú ý để nguyên màng phim khi cắt để tránh trầy xước.

Bước 3: Quá trình thiết kế mái cần tuân thủ theo yêu cầu độ nghiêng 10cm/m, để thoát nước tốt và nhanh hơn, đồng thời giúp mái có thể tự vệ sinh nhờ nước mưa giúp mái không giảm đi độ lấy sáng. Hướng của tấm Poly đặc nên đặt theo hướng nước chảy.

Bước 4: Cần tính toán tới độ chịu tải co giãn của tấm poly theo độ dày và yêu cầu chịu tải của công trình khi thiết kế khẩu độ mái (khoảng cách giữa các đà, xà gồ ngang và dọc).

Bước 5: Trong khi lắp đặt cần tránh bước trực tiếp lên tấm poly, vì sẽ làm bề mặt tấm và lớp UV bị trầy xước. Khi đó sẽ làm giảm khả năng lấy sáng và tuổi thọ của tấm.

Bước 6: Sau khi hoàn thiện công trình nên dùng keo silicon để xử lý chống dột giúp cho tuổi thọ của tấm cao hơn.

Bước 7: Để kết nối hai tấm poly chúng ta không được sử dụng keo Silicon vì sẽ hạn chế khả năng giãn nở nhiệt của tấm đồng thời gây ra hiện tượng tạo ứng suất làm gãy và vỡ tấm sau một thời gian sử dụng.

Bước 8: Chỉ sử dụng các loại keo và hóa chất sử dụng trung tính  khi tiếp xúc với tấm để không ảnh hưởng đến cấu trúc hóa học của sản phẩm.

Bước 9: Cần tính toán tới mức độ dự phòng co giãn do nhiệt khác nhau của thép, nhôm, inox.. và tấm nhựa poly đặc để tránh việc tấm bị nứt, vỡ tại các vị trí liên kết.

Bước 10: Tấm lợp lấy sáng Polycarbonate đặc không phải là loại vật liệu chống trầy (theo tiêu chuẩn Rockwell ASTM – D790 M70) do đó trong quá trình vệ sinh làm sạch khi lắp đặt xong nên lau rửa tấm với nước, xà phòng nhẹ và dùng mút xốp mềm.

thi công tấm polycarbonate đặc ruột
thi công tấm polycarbonate đặc ruột

Hướng dẫn kích thước khung tối đa khi lắp đặt tấm poly dạng phẳng

Khung để lắp đặt tấm poly thường có hình chữ nhật vì thế bạn cần chú ý tới tỉ lệ giữa chiều rộng và chiều dài khung để xác định khả năng chịu lực của khung. Thông thường chúng ta sẽ sử dụng 4 kẹp, chiều dài của thanh kẹp bằng với chiều rộng của khung. Bằng cách này, lực tác động sẽ chia đều cho các thanh kẹp.

Thiết kế dạng kẹp 3 hay 2 cạnh yêu cầu tấm lợp polycarbonate phải dày hơn hoặc giảm kích thước khung lại để thay thế.

Phải đảm bảo tấm lợp không bị võng quá 50mm.

Trên đây là những hướng dẫn để các bạn có những bước thi công tấm polycarbonate đặc ruột chuẩn nhất. Chúc các bạn sẽ có được một sản phẩm thật sự như ý nhé. Ngoài ra nếu bạn cần một đơn vị cung cấp các loại vật liệu xây dựng chất lượng nhất với giá thành phải chăng nhất thì hãy đến Vật liệu An Vinh nhé.

Với nhiều năm kinh nghiệm trên thị trường trong lĩnh vực cung cấp các loại vật liệu xây dựng chắc chắn chúng tôi sẽ là người bạn đồng hành đáng tin cậy cho mọi công trình.

 

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *