Thi công lợp tấm polycarbonate cho các công trình che nắng, lấy sáng có thể được thực hiện nhanh chóng và tiện lợi hơn nhiều so với vật liệu truyền thống. Trong đó giai đoạn chủ đầu tư cần lưu ý đó là lựa chọn vật liệu, tính toán khoảng cách xà gồ lợp tấm poly thích hợp.
Ưu điểm của công trình sử dụng tấm lợp poly lấy sáng
Tấm lợp poly lấy sáng hay tấm poly là một vật liệu hiện đại được làm từ nhựa polycarbonate rất được ưa chuộng hiện nay. Vật liệu này có thể giúp che chắn cho các công trình dân dụng, công trình công cộng lý tưởng với những ưu điểm nổi trội như là:
Độ bền và khả năng chịu lực ấn tượng
Tấm poly thường được gọi là tấm lợp lấy sáng bởi kết cấu trong suốt giúp ánh sáng có khả năng xuyên qua. Chính vì vậy mà vật liệu này thường được so sánh với các vật liệu như kính hay mica về các đặc tính vật liệu.
Trong đó, độ bền chắc và khả năng chịu lực của tấm poly được đánh giá là nổi trội hơn gấp nhiều lần. Khả năng chịu lực của tấm poly gấp 250 lần so với kính, gấp 20 lần so với mica và 10 lần so với kính cường lực.
Khả năng lấy sáng tối ưu
So về khả năng truyền sáng thì tấm poly sẽ đạt đến khoảng 90% thấp hơn 10% so với vật liệu kính. Tuy nhiên, với 90% này cũng đã có thể đảm bảo lượng ánh sáng cho không gian công trình. Hơn thế, ánh sáng truyền qua vật liệu đã cản lại các tia tử ngoại gây ảnh hưởng sức khoẻ.
Nhiệt lượng từ bên ngoài cũng được giảm đi một lượng đáng kể khi truyền qua vật liệu, giúp cách nhiệt cho không gian.
Tấm poly lấy sáng là vật liệu hiện đại được rất nhiều người ưa chuộng
Khả năng cách âm
Ngoài khả năng cách nhiệt thì cách âm cũng là một trong những ưu điểm nổi bật của tấm lợp lấy sáng. Các khu vực đô thị, tòa nhà, văn phòng cũng yêu thích ứng dụng vật liệu này để giúp giảm tần suất âm thanh hiệu quả.
Thi công nhanh chóng tiện lợi
Tấm lợp poly có trọng lượng nhẹ nên việc vận chuyển thi công tương đối dễ dàng và nhanh chóng hơn so với vật liệu thường. Khi chuẩn bị thi công chỉ cần chuẩn bị vật liệu, tính toán khoảng cách xà gồ lợp tấm poly chuẩn thì tốc độ sẽ càng tối ưu hơn.
Những yêu cần cần chuẩn bị khi lợp tấm poly cho công trình
Mặc dù lợp tấm poly sẽ tiện lợi và nhanh chóng hơn so với vật liệu thường nhưng khi thực hiện cũng còn nhiều vấn đề cần lưu ý:
Chọn lựa tấm poly
Tấm lợp poly có nhiều phân loại không chỉ về hình thái mà còn về kích thước, thương hiệu, màu sắc sản phẩm. Việc lựa chọn tấm poly để sử dụng cần căn cứ theo nhu cầu của công trình để lựa chọn loại tấm poly có cấu trúc đặc, rỗng hay lượn sóng.
Mỗi loại hình sẽ có ưu thế khác biệt và người dùng có thể dựa trên đó để đưa ra lựa chọn phù hợp. Tấm poly đặc sẽ có khả năng chịu lực tốt, độ bền cao, dễ dàng uốn cong, tấm poly rỗng ruột sẽ giúp lấy sáng tốt, cách âm cách nhiệt, trọng lượng nhẹ.
Ngoài lựa chọn hình thái vật liệu thì chúng ta còn cần lựa chọn kích thước độ dày sản phẩm. Các thông số này sẽ ảnh hưởng đến khả năng của vật liệu như độ bền khả năng chịu lực,….
Lựa chọn vật liệu là một trong những khâu quan trọng mà chủ đầu tư cần lưu ý
Tính toán kích thước mái nhà
Tính toán kích thước mái nhà để chuẩn bị vật liệu tấm poly là điều quan trọng không kém. Thêm vào đó bạn cũng nên tính toán khoảng cách xà gồ lợp tấm poly để chuẩn bị phụ kiện đầy đủ.
Quy cách vật liệu, dạng công trình quyết định khoảng cách xà gồ lợp tấm poly
Lựa chọn đơn vị thi công có tay nghề cao
Việc tính toán các thông số và lựa chọn vật liệu đối với những ai không chuyên sẽ tương đối khó khăn và dễ sai sót. Chính vì vậy mà việc tìm kiếm và lựa chọn một đơn vị thi công chuyên nghiệp có tay nghề chuyên môn sẽ hỗ trợ công việc thuận lợi và suôn sẻ hơn.
Trong giai đoạn thi công mái lợp tấm poly không chỉ khâu chuẩn bị tính toán kỹ thuật quan trọng mà thao tác cũng cần nhắc đến. Tấm poly cần được đặt đúng vị trí, biên độ một cách nhẹ nhàng tránh ảnh hưởng đến công năng, thẩm mỹ của vật liệu.
Tầm quan trọng của khoảng cách xà gồ lợp tấm poly
Khoảng cách xà gồ lợp tấm poly sở dĩ cần phải tính toán thật khoa học bởi đây là khung xương nâng đỡ phần mái cho công trình. Nếu khoảng cách xà gồ quá xa thì khả năng chịu lực của mái nhà sẽ kém, mái nhà không thể chịu được sức gió mạnh, việc thi công cũng nhiều nguy hiểm.
Khoảng cách xà gồ lợp tấm poly chuẩn giúp công trình bền chắc, tối ưu chi phí
Ngược lại, nếu xà gồ quá đặc khả năng chịu lực cho mái sẽ cao hơn nhưng sẽ tốn thêm chi phí và làm tăng tải trọng cho phần hạ tầng. Thực tế việc này cũng không quá cần thiết vì trọng lượng của tấm poly lợp mái rất nhẹ nên chỉ cần tính toán khoảng cách phù hợp.
Khoảng cách xà gồ lợp tấm poly sẽ được tính toán quy định dựa trên khu vực sử dụng, quy cách tấm poly từ đó thiết kế khung đỡ phù hợp. Nếu tấm poly dày, kích thước khổ dài thì khoảng cách cần thu hẹp để đảm bảo khả năng chịu tải.
Với độ dày tấm từ 2.8 – 5mm khoảng cách giữa các ô xà gồ nên vào khoảng 650 – 720mm. Đối với tấm poly dày từ 8 – 10mm thì khoảng cách sẽ dao động trong khoảng 1250 – 1330mm. Khi sử dụng tấm poly dày cần sử dụng vật liệu khung xà gồ chất lượng có độ dày tương đương.
Thông thường các chỉ số này đều có thông tin cơ sở được các nhân viên kỹ thuật thi công nắm rõ. Thông số có thể thay đổi theo tình hình thực tế như môi trường ứng dụng và yêu cầu của chủ đầu tư.
Như vậy là chúng ta đã cùng tìm hiểu về tầm quan trọng của việc tính toán khoảng cách xà gồ lợp tấm poly và những điều cần lưu ý. Hy vọng qua những thông tin này bạn đã hiểu thêm về vật liệu hiện đại này và có thêm dữ liệu hữu ích để ứng dụng cho công trình của mình.