Tấm poly hay tấm polycarbonate là vật liệu được ưu ái lựa chọn cho hàng loạt các công trình từ dân dụng đến công cộng,… Ở mỗi trường hợp ứng dụng thì vật liệu sẽ biến tấu đa dạng với quy cách khác nhau nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng. Hãy cùng tìm hiểu kích thước tấm poly chuẩn để lựa chọn cho mình.
Tìm hiểu về khái niệm thông tin cơ bản của tấm poly
Tấm poly hay còn được gọi là tấm nhựa lấy sáng, tấm lợp poly lấy sáng và nhiều tên gọi khác. Đây là một loại vật liệu lợp mái được yêu thích hàng đầu hiện nay được làm từ nhựa polycarbonate.
Đây là dòng vật liệu nổi tiếng với khả năng truyền sáng tốt và được tin dùng để thay thế các vật liệu như kính, mica. Việc sở hữu hàng loạt các tính năng cùng ưu điểm nổi trội đã giúp vật liệu này gia nhập vào trong các công trình xây dựng và khiến các vật liệu truyền thống phải chịu nhiều áp lực cạnh tranh.
Một số ưu điểm nổi bật của tấm nhựa polycarbonate có thể kể đến như là:
Vật liệu có khả năng chịu lực tốt
Tấm lợp poly là vật liệu có khả năng chịu lực, chịu va đập vô cùng đáng nể. Khả năng chịu lực của tấm polycarbonate có thể gấp 250 lần so với kính thông thường và gấp 20 lần so với tấm mica.
Vật liệu có khả năng truyền sáng tốt
Dòng vật liệu hiện đại được làm từ nhựa polycarbonate có kết cấu trong suốt có thể lấy sáng tốt cho công trình. Khả năng truyền sáng của tấm poly có thể đạt đến gần 90% chỉ thấp hơn 10% so với kính.
Tấm poly lấy sáng là vật liệu có nhiều ưu điểm vượt trội
Vật liệu có độ bền cao, khả năng cách âm, cách nhiệt
Tấm nhựa polycarbonate có thể chịu lực, chịu nhiệt, chịu được các tác động khắc nghiệt của thời tiết nên có độ bền cao. Sản phẩm còn có khả năng cách nhiệt, cách âm và có thể sử dụng lâu bền đến 20 năm.
Vật liệu đa năng có thể đáp ứng nhiều nhu cầu sử dụng
Kích thước tấm poly đa dạng cùng nhiều phân loại nên có thể đáp ứng nhu cầu sử dụng khác nhau của từng công trình. Từ nhu cầu lấy sáng, nhu cầu cách âm, nhu cầu chịu lực, khả năng thoát nước,…
Vẻ thẩm mỹ cao
Không chỉ kích thước tấm lợp polycarbonate đa dạng và màu sắc của vật liệu cũng phong phú không kém. Thiết kế trong suốt lại có nhiều màu sắc từ trắng trong, màu trà, xanh biển, xanh lá,… giúp người dùng có thêm nhiều lựa chọn.
Kích thước tấm poly phổ biến được cung cấp rộng rãi trên thị trường
Kích thước tấm nhựa poly hiện nay không chỉ đa dạng theo nhu cầu sử dụng mà còn theo phân loại sản phẩm. Trong đó kích thước tấm poly đặc, kích thước tấm poly rỗng hay tấm poly lượn sóng đều có sự chênh lệch nhất định.
Cùng tìm hiểu kích thước tấm polycarbonate rỗng đặc các loại để hiểu về sự khác biệt của từng dòng.
Tấm poly đặc có quy cách kích thước như sau:
- Chiều dài cố định nguyên cuộn: 20m, 30m.
- Chiều rộng khổ ngang cố định: 1m22, 1m52, 1m82, 2m12.
- Độ dày vật liệu: 1.5 – 10mm, phổ biến là tấm poly đặc 2mm, tấm poly đặc 5mm.
- Đơn vị tính: m2.
Kích thước tấm poly đặc ruột tính theo cuộn
Tấm poly rỗng có quy cách kích thước như sau:
- Chiều dài: 5m8
- Chiều rộng khổ ngang cố định: 2m1.
- Độ dày vật liệu: 4 – 10mm.
- Đơn vị tính: tấm.
Kích thước tấm poly rỗng ruột tính theo tấm
Tấm poly dạng sóng có quy cách kích thước bao gồm:
Kích thước tấm lợp polycarbonate dạng tôn sóng tròn
- Chiều dài cố định nguyên tấm: 2m4
- Chiều rộng khổ ngang cố định: 820 – 860mm.
- Độ dày tiêu chuẩn: 0.8mm
- Số lượng sóng: 11
- Đơn vị tính: tấm
Kích thước tấm lợp polycarbonate dạng tôn sóng vuông
- Chiều dài cố định nguyên tấm: 6m
- Chiều rộng khổ ngang cố định: 1070mm.
- Độ dày tiêu chuẩn: 1 – 3mm
- Số lượng sóng: 8
- Đơn vị tính: tấm
Kích thước tấm poly lượn sóng mỏng nhẹ
Qua các thông số kích thước tấm polycarbonate đặc ruột, rỗng và lượn sóng chúng ta có thể thấy có sự tách biệt giữa các sản phẩm này. Để có thể chọn được sản phẩm phù hợp cùng đến với ưu điểm và ứng dụng của từng phân loại ngay đây.
Tại sao kích thước của các phân loại tấm poly có sự khác nhau
Kích thước tấm polycarbonate rỗng, tấm poly đặc, tấm poly lượn sóng có sự khác nhau là bởi chúng có quy cách riêng để đáp ứng nhu cầu sử dụng riêng biệt. Các kích thước này đã được nghiên cứu kỹ lưỡng nhằm phù hợp với kết cấu của từng dòng nhằm đảm bảo công năng và độ bền của sản phẩm.
Các phân loại tấm poly có kích thước khác nhau đáp ứng nhu cầu riêng biệt
Kích thước tấm poly lấy sáng sẽ tương đối khác biệt với tấm poly với mục đích chịu lực, hay tấm poly thoát nước. Hãy cùng tìm hiểu sự khác biệt đặc trưng này qua ưu điểm của từng dòng sản phẩm như sau:
- Tấm poly đặc có kích thước theo cuộn dài, dễ uốn cong và thích hợp cho các công trình yêu cầu khả năng chịu lực, lấy sáng. Những công trình yêu cầu khả năng uốn cong như nhà mái vòm có thể chọn phân loại này vì khả năng đàn hồi ổn định.
Bởi thế lợp giếng trời, lợp sân thượng, nhà vòm, lắp cửa chống đạn,… người ta vẫn thường lựa chọn tấm poly đặc. Quy cách độ dày của tấm poly đặc thường bé hơn so với tấm poly rỗng nhưng vẫn đảm bảo khả năng chịu lực của mình.
- Tấm poly rỗng ruột có kích thước theo tấm, cấu tạo rỗng bao gồm nhiều lớp với khả năng cách âm cách nhiệt tốt. Khả năng lấy sáng, chịu lực cũng ổn định, không nổi bật bằng tấm poly đặc nhưng cũng vô cùng ấn tượng. So với kích thước tấm 3D thì cũng khá tương đương và thường dày hơn poly đặc vì cấu trúc rỗng.
- Sản phẩm này thường được ưa chuộng dùng để lợp mái cho các công trình công cộng, sân vận động, nhà thi đấu, hồ bơi, trường học,…. Ngoài ra còn được các tòa nhà sử dụng để làm tường cách âm, che chắn cho cửa thoáng hiểm.
- Tấm poly dạng lượn sóng có kích thước mỏng nhẹ hơn cả so với các phân loại khác. Sản phẩm có thiết kế phù hợp với các dạng tôn thông thường, khả năng chịu lực cũng cao hơn, có khả năng thoát nước cùng những ưu điểm của chất liệu.
Như vậy là chúng ta đã cùng tìm hiểu về kích thước tấm poly và những ảnh hưởng của kích thước đối với chức năng của một sản phẩm. Hy vọng qua những thông tin này, bạn đã hiểu thêm về tầm quan trọng của kích thước tấm lợp và có thể đưa ra lựa chọn phù hợp với công trình.