Trong ngành sản xuất cơ khí và sửa chữa xe ô tô thì không thể thiếu sự góp mặt của những chiếc kích thủy lực hay còn được gọi là con đội thủy lực. Vậy thiết bị này là gì? Có cấu tạo và nguyên lý hoạt động ra sao? Mời các bạn hãy theo dõi bài viết dưới đây của chúng tôi để tìm đáp án chính xác nhé.
Kích thủy lực là gì?
Kích thủy lực còn được biết đến với tên gọi là con đội ô tô hoặc con đội thủy lực. Đây là một thiết bị cơ khí được sử dụng để nâng các vật cồng kềnh và có tải trọng lớn lên cao.
Sản phẩm thường được sử dụng tại các cơ sở, công ty sản xuất, sửa chữa cơ khí hoặc trong các đơn vị sửa chữa ô tô
Tìm hiểu cấu tạo kích thủy lực
Cấu tạo kích thủy lực bao gồm 4 bộ phận chính kết nối lại với nhau. Cụ thể như sau:
- Xi lanh hay còn được gọi là piston: Là một bộ phận mà dưới tác động của dầu thủy lực sẽ có tác dụng nâng đồ vật lên một khoảng xác định. Hình dáng của bộ phận này là hình trụ giống như một chiếc trụ cầu để nâng ô tô, xe máy.
- Bình chứa chất lỏng: Là nơi chứa các chất như khí nén hoặc dầu thủy lực để nén ép nâng vật lên trên cao
- Khóa: Là một bộ phận quan trọng giúp nâng xi lanh tới một độ cao mà chúng ta mong muốn.
- Van: Bộ phận giúp cung cấp hoặc ngắt dòng lưu chất vào trong đường ống. Điều này có nghĩa là khi đóng van thì piston sẽ được đẩy lên cao còn khi mở van thì piston sẽ hạ xuống.
Nguyên lý hoạt động của kích thủy lực
Để hiểu rõ hơn về nguyên lý kích thủy lực thì chúng ta có thể hình dung chúng giống như nguyên lý của một khẩu súng nước khi chúng ta bóp cò thì nước sẽ phun ra ngoài.
Sở dĩ có hiện tượng này là do khi bóp cò chúng ta sẽ tạo ra một lực đẩy cực lớn. Và khi lực phóng đạt cực đại thì nó có thể tạo ra một lực lớn để nâng cao mọi thứ. Đó chính là cách để những chiếc kích thủy lực hoạt động.
Để hiểu kỹ hơn thì bạn có thể quan sát hình bên dưới:
Như vậy nguyên lý hoạt động của loại kích này sẽ được chia thành 2 cơ chế, trong đó:
Cơ chế đẩy lên: Trong trường hợp piston số 2 di chuyển về phía dưới của khoảng L1 thì lúc này van số 3 sẽ đóng lại. Như vậy chất lỏng ở trong bình công tác 1 sẽ được vào xilanh và van một chiều số 4 nâng. Cùng lúc đó piston số 6 sẽ nâng vật tải F2 một khoảng L2.
Cơ chế hạ xuống: Trường hợp này piston số 2 dịch chuyển tới vị trí L1 thì van số 4 sẽ được đóng lại. Cùng lúc đó piston số 2 sẽ được hạ xuống 1 khoảng L2. Còn nên bạn muốn hạ piston số 6 cùng vật tải F2 thì hãy hạ khóa số 5 để có thể tiến hành nối thông bình chứa và xilanh.
Phân loại kích thủy lực
Dựa theo hình dáng, chiều nâng và ứng dụng của các loại kích thủy lực mà chúng ta có thể phân loại kích thành các loại như sau:
4.1. Phân loại theo chiều nâng
4.1.1. Kích thủy lực 1 chiều
Đây là dạng con đội thủy lực phổ biến và đơn thuần nhất hiện nay. Công dụng của loại kích này là để nâng hoặc hạ các vật nặng theo chiều dọc (chiều đứng). Quá trình hoạt động của kích dựa vào sự kết hợp của bơm thủy lực 1 vòi dầu hoặc bơm tay.
Trọng tải mà kích thủy lực 1 chiều có thể nâng hạ một cách nhanh chóng và dễ dàng từ 1 – 1000 tấn.
4.1.2. Kích thủy lực 2 chiều
Con đội thủy lực 2 chiều là con đội có thể hoạt động theo cả chiều ngang và chiều dọc và có thể nâng hạ một vật có tải trọng từ vài tấn tới vài chục thậm chí là vài trăm tấn. Trung bình một hành trình nâng sẽ từ 50mm tới 300mm.
Tuy nhiên để cho loại kích này hoạt động thì chúng ta cần sử dụng bơm điện thủy lực 2 vòi dầu.
4.2. Phân loại theo hình dáng
4.2.1. Con đội thường
Con đội thường chính là loại kích thủy lực 1 chiều và với sự đơn giản, tiện dụng của mình thì sản phẩm được ứng dụng nhiều trong các xưởng sản xuất cơ khí, sửa chữa ô tô…
4.2.2. Con đội móc
Đây là sản phẩm được trang bị thêm 2 lò xo nên có khả năng nâng các vật, thiết bị ở sát mặt đất hoặc từ phía trên đầu của vật nặng. Thiết bị này phù hợp cho các vật nặng được đặt trong những không gian hẹp và nhỏ và thường được dùng để nâng hoặc di chuyển máy móc thì địa điểm này tới địa điểm khác. Quá trình hoạt động thường kết hợp cùng con rùa đẩy hàng để tạo sự thuận tiện nhất.
4.2.3. Con đội rùa đẩy hàng
Con đội rùa được sử dụng để nâng đỡ hoặc di chuyển các máy móc, thiết bị có tải trọng nặng ở trong phạm vi di chuyển nhỏ. Ứng dụng chủ yếu của con đội là di chuyển máy móc, thiết bị công nghiệp, thiết bị cơ khí hoặc di chuyển các loại hàng hóa siêu trọng trường…
Để tạo thành một hệ thống giúp hỗ trợ di chuyển hoàn chỉnh chúng ta có thể kết hợp con đội với kích chân, bánh xe.
4.2.4. Con đội kê
Đây là mẫu con đội được thiết kế giống như hình tháp và được sử dụng rất phổ biến ở trong các xưởng sản xuất lốp xe ô tô. Cơ chế hoạt động của con đội là cơ chế nâng – kê an toan. Điều này còn nghĩa là khi vật được kích lên cao thì chúng ta sẽ kê con đội trực tiếp vào trục để đảm bảo sự an toàn trong quá trình tháo, lắp lốp xe.
4.2.5. Kích thủy lực dài
Đây là mẫu kích có thể nối dài để mang lại sự tiện lợi trong các lĩnh vực như sửa chữa, bảo dưỡng ô tô, xưởng cơ khí chế tạo…
4.2.6. Kích thủy lực lùn
Với thiết kế thấp hơn hẳn so với các kiểu dáng kích thủy lực thông thường thì sản phẩm này có tên là kích thủy lực lùn.
4.2.7. Kích cá sấu
Sản phẩm còn được biết tới với tên gọi là con đội cá sấu được sử dụng để nâng – hạ các vật nặng ở trong ngành sản xuất, sửa chữa ô tô, xe du lịch. Với hình dáng thiết kế nằm sát xuống sàn nên kích cá sấu có thể dễ dàng luồn vào trong các gầm xe con.
Nhìn chung thì kích cá sấu sẽ có thiết kế thân dài (so với kích con đội đứng) cùng phần xi lanh thủy lực nếu ở trong trạng thái nên sẽ nằm vuông góc với thân.
Bên cạnh 2 cách phân loại trên thì kích thủy lực còn được phân loại dựa theo trọng lượng nâng như: kích thủy lực 1 tấn, kích thủy lực 2 tấn, kích thủy lực 4 tấn, kích thủy lực 5 tấn, kích thủy lực 10 tấn…
Kích thủy lực dùng để làm gì?
Hiện nay với sự tiện dụng của mình thì kích thủy lực được ứng dụng vào rất nhiều ngành nghề khác nhau ở trong cuộc sống. Chẳng hạn như:
- Tại các gara sửa chữa ô tô – xe cơ giới.
- Tại các trạm cứu hộ giao thông.
- Các nhà máy sản xuất, chế tạo, lắp ráp linh kiện, ….
- Trong hầm mỏ các công trình khai thác khoáng sản, các công trường xây dựng…
- Vận chuyển hàng hóa có tải trọng lớn.
- Trong ngành đóng tàu cá, tàu chở hàng…
- Trong nhà máy sản xuất xi măng, hóa chất, xử lý rác thải.
Hướng dẫn bảo dưỡng kích thủy lực đúng kỹ thuật
Trong quá trình sử dụng thì để bất cứ thiết bị nào có thể vận hành trơn tru, mang lại sự an toàn cao thì không thể thiếu các công đoạn bảo trì, bảo dưỡng…Và kích thủy lực cùng không phải ngoại lệ. Để bảo dưỡng sản phẩm này chúng ta sẽ tiến hành theo 6 bước như sau:
Bước 1: Xả hết kích để đưa kích trở về vị trí ban đầu. Bước này sẽ giúp cho kích không bị gỉ sét hoặc bụi bám làm xước xilanh.
Bước 2: Chú ý không đặt ngược kích bởi nó sẽ khiến cho dầu bị chảy ra phía ngoài khiến cho dầu ở trong kích không thể đáp ứng đủ và sẽ làm ảnh hưởng tới tuổi thọ của kích thủy lực.
Bước 3: Để cho đầu kích không bị khô thì tiến hành tra vài giọt dầu ở bộ phận bơm hơi. Bởi nếu phần đầu bị khô sẽ dẫn tới hiện tượng xước xilanh và hỏng kích.
Bước 4: Xả khí nén ở trong dây ra ngoài để cho bụi bẩn không lọt vào bộ phận hơi.
Bước 5: Bảo quản kích tại nơi khô ráo để kích không bị gỉ sét cũng như không có bụi cát bay vào trong.
Bước 6: Lau chùi kích thường xuyên để làm sạch và tăng tuổi thọ cũng như giảm số lần sửa chữa. Chú ý cần kiểm tra, tiến hành thay dầu nhớt theo định kỳ 1-2 lần/năm. Chú ý không bổ sung thay quá nhiều nhớt mà chỉ nên ngang bằng với nút châm nhớt là được.
Vậy là bạn đã hoàn thành xong các bước bảo dưỡng kích thủy lực rồi đấy. Chúc các bạn thành công. Hy vọng với những chia sẻ này của chúng tôi quý khách hàng sẽ có thêm nhiều thông tin thú vị đến sản phẩm kích thủy lực rất được quan tâm trong thời gian vừa qua. Và nếu có nhu cầu mua các sản phẩm kích thủy lực, con đội thủy lực chất lượng nhất với giá thành phải chăng nhất thì tới ngay Công ty Đại Thịnh Phát Việt Nam (https://dtpvietnam.vn/) nhé.