Những Nguyên Tắc Vàng Để Thiết Kế Gác Lửng Đẹp

gác xép phong cách đơn giản

Gác lửng là gì?

Gác lửng hay gác xép được bắt nguồn từ tiếng Ý “mezzano”, là khu vực trung gian giữa các tầng lầu, thường được thiết kế thêm để tận dụng không gian sử dụng. Thông thường tầng lửng được đặt ở tầng trệt là tầng dưới cùng của ngôi nhà.

Việc thiết kế thêm một tầng lửng rất thích hợp với những ngôi nhà nhỏ hẹp hoặc nằm trong khu vực không được xây cao, nhưng ngày nay, gác lửng đã phổ biến ngay cả đối với những ngôi nhà có diện tích lớn.

Và để thiết kế một gác lửng đẹp, chắc chắn cũng cần chú ý một vài nguyên tắc dưới đây.

Có thể bạn quan tâm

7 thiết kế gác lửng đẹp nhất cho nhà và căn hộ nhỏ hẹp

 

Những nguyên tắc thiết kế tầng lửng cần phải biết

Tuân thủ quy định là quy tắc đầu tiên khi muốn cơi nới thêm một gác lửng trong ngôi nhà của bạn. Tùy vào mỗi quốc gia khác nhau sẽ có những quy định khác nhau, ở Việt Nam, theo quy định thì tầng lửng chiếm diện tích khoảng 80% diện tích của sàn nhà tuy nhiên trường hợp chủ nhà, chủ công trình lấp ô thông tầng ở tầng lửng bị coi là xây dựng vượt quá số tầng được phép và bị phạt.

Đối với nhà ở riêng lẻ, nếu việc thay đổi kiến trúc bên trong công trình xây dựng không ảnh hưởng đến kết cấu chịu lực chính thì không xử phạt về hành vi xây dựng sai. Trường hợp bạn xây dựng đúng số tầng, có phát sinh thêm tầng lửng nhưng không vượt quá chiều cao công trình theo giấy phép xây dựng thì không xử phạt về hành vi xây dựng sai giấy phép xây dựng.

Gác lửng nên có độ cao từ 2,5 – 2,8m. Nếu thấp hơn sẽ tạo cảm giác bí bách cho ngôi nhà, đồng nghĩa với điều đó thì tầng chứa gác lửng phải có độ cao ít nhất 4m đến 4.5m.

Cầu thang từ tầng trệt lên gác lửng nên được thiết kế thẳng đứng và đặt ở vị trí nhỏ gọn, số bậc ít và chiếm ít diện tích (nên để ý số bậc theo phong thủy để tránh những nguồn năng lượng xấu). 

phong cách cổ tích
Cầu thang gác lửng được thiết kế đơn giản và không chiếm nhiều diện tích

Trong khi đó, cầu thang từ gác lửng lên các tầng trên nên bố trí ở một khu vực khác thuận lợi hơn và cần phân chia không gian hợp lý

Đối với những ngôi nhà xây mới, bạn có thể xây gác lửng theo dạng đúc, còn đối với nhà đang sử dụng, nếu muốn cơi nới thêm gác lửng, có thể sử dụng tấm xi măng smartboard để tăng thêm diện tích sử dụng.

Diện tích tầng lửng chỉ nên chiếm tối đa 2/3 so với tầng trệt, một phần để tránh vi phạm quy định xây dựng, một phần vẫn có thể quan sát phía dưới tầng trệt để dễ dàng quản lý nếu phía dưới là mặt bằng buôn bán.

Có thể bạn quan tâm

11 lý do nên sử dụng tấm xi măng smartboard làm gác lửng

 

Chức năng sử dụng của gác lửng

Công năng sử dụng của tầng lửng khá đa dạng. ở đây có thể dùng làm nơi sinh hoạt chung hay phòng làm việc, phòng ngủ hoặc đưa phòng khách, phòng ăn và bếp lên khu vực này.

Đối với những căn nhà nhỏ và vừa, có thể sử dụng tầng một cho kinh doanh và đưa bếp, nhà ăn, phòng khách lên tầng lửng. Từ tầng lửng, có thể quan sát được sinh hoạt của tầng dưới và không gian sống trở nên thoáng hơn.

Khi diện tích xây dựng không được rộng lắm mà cần mặt bằng trệt để kinh doanh hoặc làm nơi để xe, Gác lửng cũng có thể sử dụng làm nhà kho, nơi chứa đồ.

Tầng lửng cũng có thể chỉ dùng với mục đích quan sát được việc mua bán ở tầng trệt.

Với nhiều nhà ở, có thể bố trí tầng lửng như một phòng ngủ hay phòng thờ.

thiết kế gác lửng hiện đại
một thiết kế gác lửng có chức năng làm phòng ngủ

Cách phân loại tầng lửng

Thông thường người ta chia tầng lửng thành các loại như sau:

Tầng lửng phía sau: loại tầng lửng này rất phổ biến với những công trình nhà phố, nhà kiền kề. Việc thiết kế tầng lửng phía sau giúp tạo không gian đẹp cho phòng khách, vị trí tầng lửng tạo điều kiện tốt để có thể làm không gian sinh hoạt chung, có thể quan sát tầng trệt. Tuy nhiên thiết kế tầng lửng phía sau lại khiến cho không gian trệt phía sau thấp ngay cả không gian của tầng lửng cũng có thể tạo cảm giác bí bích và chật chội cho người sử dụng.

Tầng lửng phía trước: cũng là một trong những kiểu tầng lửng được sử dụng nhiều. Thiết kế tầng lửng phía trước giúp gây ấn tượng mạnh khi người khác bước vào phòng khách của bạn, tạo cho người nhìn cảm giác mới lạ và thu hút. Bạn có thể phối hợp thêm màu sắc phù hợp để có thể giúp không gian sống của mình trở nên hài hòa và ấn tượng với mọi người hơn. Đây cũng là một cách để có thể thể hiện tính cách của bản thân bạn.

Tầng lửng  bên hông: cũng được yêu thích bởi sự mới lạ và độc đáo, cá tính. Tuy nhiên nếu gia chủ muốn thiết kế loại tầng lửng này thì cần có một diện tích đủ lớn. Bởi kiểu thiết kế này đòi hỏi một không gian rộng rãi.

Tầng lửng trong phòng: loại thiết kế này thường được bố trí trên toilet làm không gian làm việc hoặc tùy thuộc vào sở thích cá nhân. Loại tầng lửng trong phòng phù hợp với thiết kế một không gian riêng tư và thoải mái. Bạn chỉ nên bố trí khi diện tích phòng ngủ tương đối lớn hoặc dài.

Trên đây là một số những nguyên tắc và kiến thức về thiết kế gác lửng mà vật liệu An Vinh đã tổng hợp, hi vọng sẽ mạng lại nhiều kiến thức về thiết kế và vật liệu xây dựng hữu ích đến với mọi người.

Mọi thắc mắc và ý kiến đóng góp vui lòng để lại lời nhắn ở dưới, chúng tôi sẽ thường xuyên theo dõi và phản hồi sớm nhất.

Xin cảm ơn!

Bài viết liên quan

10 Ý Tưởng Thiết Kế Tiết Kiệm Không Gian Dành Cho Căn Hộ Nhỏ, Hẹp

6 Ý Tưởng Kệ Treo Tường Trang Trí Tiết Kiệm Diện Tích

6 Ý Tưởng Thiết Kế Tủ Quần Aó Tiết Kiệm Không Gian Nhất

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *