Đổ Sàn bê tông giả đúc với vật liệu xây dựng nhẹ là một trong những phương pháp đang rất được ưu chuộng trong việc làm nhà nhằm giảm chi phí đổ sàn, thi công nhanh chóng và không ảnh hưởng đến kết cấu nhà.
Vậy chọn loại vật liệu làm sàn giả đúc nào là tốt nhất, tiết kiệm chi phí nhất và thi công như thế nào? Tất cả sẽ được vật liệu An Vinh tổng hợp trong bài viết dưới đây.
Sàn bê tông giả đúc là gì?
Sàn bê tông già là kiểu sàn vẫn có hệ thống cột (tường gạch) dầm chịu lực kết hợp với hệ khung sắt hình hoặc sắt hộp, trong đó lớp sàn vẫn bằng một lớp sắt hay ván gỗ, sau đó được đổ một lớp bê tông mỏng lên bên trên.
Trong thi công, người ta hay dùng từ “đúc giả”, thực ra trong sách vở, tiêu chuẩn, qui phạm xây dựng chẳng có thuật ngữ nào như vậy cả. Sàn “đúc giả” có thể hiểu nôm na là dạng sàn giống sàn gác gỗ nhà cấp 4 nhưng có thể lót gạch lên trên đó được. Có 2 dạng cấu tạo sàn “giả đúc” thường thấy hiện nay:
Tóm lại sàn bê tông giả là dạng sàn tương tự sàn gác gỗ nhưng bạn có thể lót gạch lên trên.
Các loại sàn bê tông giả đúc
Loại thứ 1: Thiết kế một hệ khung sắt chịu lực xà gồ thép hộp, chia đều khoảng cách 40cm, và gác lên tường nhà.
Trải một lớp tole (thường tận dụng tole cũ cho rẻ) lên trên hệ khung sắt, đan sắt phi 6 hoặc lưới thép liên kết hệ sàn rồi láng một lớp hồ hoặc bê tông đá mi dày khoảng 5 cm lên trên lớp tôn, sau đó có thể lót gạch như sàn đúc.
Loại thứ 2: Tương tự như loại 1 nhưng dùng tấm xi măng chịu lực smartboard thay cho lớp tôn, trải lưới thép và lót lớp hồ mỏng 5cm và lát gạch trực tiếp mà không cần đổ bê tông.
Hướng dẫn thi công sàn bê tông giả đúc
Thi công sàn đúc giả bằng tole thép + lưới mắt cáo
Thông thường, nhà có sàn “giả đúc” thì chịu lực cho sàn là tường chứ không phải cột. Các thanh dầm của sàn “giả đúc” gác lên một thanh dầm giằng (bê tong cốt thép) chạy dọc các bức tường chịu lực nhằm phân bố lực cho đều và tránh nứt tường theo chiều đứng. Nói “hệ giằng” là vì thì có giằng trên, giằng dưới, giằng giữa, giằng đầu cửa, …, vv, tạo thành một hệ.
+ Khi xây đến cao độ đổ sàn, sẽ đổ bê tông cốt thép đà giằng với kích thước 100×200 để giằng đầu tường và để làm mặt phẳng gác xà gồ. Nếu không đổ đà thì khi gác xà gồ, tải trọng phân bố tập trung lên tường gạch sẽ dễ gây nứt tường gạch.
- Đổ đà giằng xong gác xà gồ sắt 50x100x2mm (hệ khung chịu lực chính) với khoảng cách 500-600 ( cho bề ngang nhà 4m – 3.5m). Nếu nhà có khẩu độ lớn hơn 4m thì cần tính toán gia cố hệ khung sắt bằng thép hình I hoặc C để tăng độ chịu lực của sàn, tránh bị rung võng và lún sàn khi sử dụng với tải trọng lớn.
- Sử dụng sắt hộp 4×8 hoặc 4x4cm hàn liên kết hệ khung xà gồ chính, Lợp tole với sóng tole vuông góc với xà gồ.
- Rải lớp thép fi 6 đan lưới cách khoảng 30cm, hoặc dùng lưới thép trải đều mặt sàn.
- Đổ lớp bê tông đá mi dày 5 – 6cm. Sau khi bê tông cứng thì láng vữa và lót gạch ceramic.
Phương pháp thi công này đã được áp dụng từ khá lâu, ưu điểm là hệ sàn có tính vững chắc gần như sàn bê tong. Tuy nhiên chi phí hiện nay khá cao (nếu không tận dụng được hệ tole cũ), thời gian thi công kéo dài, tải trọng của hệ thống sàn rất lớn. Chi phí nhân công cũng do đó mà tăng cao.
Thi công sàn giả đúc với tấm xi măng smartboard
Đầu tiên là thi công khung sườn sắt. có thể thêm trụ sắt ở giữa để gia tăng chịu lực cho sàn.
Dùng sắt hình hộp 400×800 hoặc 500×100, 600×1200 cm làm đà ngang
Kế đến, dùng tấm xi măng smartboard loại 14mm, 16mm, 18mm sau đó đặt tấm xi măng lên trên khung sắt, dùng vít khoan đầu ba ke, dấu cộng bắn vít cố định cho tấm.
Sử dụng kết cấu sàn giả bằng tấm smartboard cho nhà phố là phương án tối ưu để giảm tải, nhưng vẫn hiệu quả về mặt sử dụng, đồng thời tiết kiệm chi phí khá tốt. Cũng chính vì vậy, hiện nay, thi công sàn giả bằng tấm smartboard đang được rất nhiều nhà thầu lựa chọn sử dụng làm nhà giả đúc
Có thể bạn cần biết
Với cấu tạo chủ yếu từ xi măng Poland kết hợp cùng sợi dăm gỗ giúp tấm xi măng smartboard có độ liên kết cao hơn, chịu lực tốt hơn với trọng lượng nhẹ hơn
Xem thêm thông tin về tấm xi măng giá rẻ smartboard
Ưu điểm của sàn xi măng giả đúc
Sàn xi măng đúc giả chi phí rẻ hơn so với sàn đúc bê tông thật
Che được hệ thống điện phía trên trần nhà
Chịu lực tốt, có khả năng đàn hồi cao
Trọng lượng vô cùng nhẹ đảm bảo cho kết cấu móng, cột cho ngôi nhà.
Tạo được không gian sử dụng nhiều hơn, rộng hơn
Thân thiện với môi trường xung quang
Sự khác nhau của sàn đúc giả và sàn đúc thật
- Đúc thật là liên kết giữa thép kết cấu hay đà giằng, thép sàn với nhau, và được lớp bê tông bao bọc.
- Đúc giả là quy trình gác khung sắt gọi là xà gồ và đổ 1 lớp mỏng bê tông lên bề mặt
Đúc giả có ưu điểm chi phí sẽ rẻ hơn vì giảm được thời gian thi công, giảm được trọng lượng của công trình truyền xuống móng nên cũng giảm được chi phí làm móng nên rẻ hơn, Về độ bền thì tất nhiên đúc thật sẽ tốt hơn, tuy nhiên tùy vào kết cấu của từng công trình sẽ có những lựa chọn khác nhau.
Đối với những công trình nền móng yếu thì không nên đúc thật, sẽ làm tăng tron g5 lượng toàn ngôi nhà dẫn đấn tuổi thọ ngôi nhà bị giảm.
So sánh chi phí thi công và vật liệu làm sàn đúc giả
Ở bảng so sánh trên, có thể thấy rằng, so với phương pháp thi công sàn bê tông cốt thép, việc thi công sàn giả đúc bằng tấm xi măng nhẹ chịu lực có chi phí thấp hơn rất nhiều.
Hơn nữa, với trọng lượng nhẹ khoảng 75 kg/m2 (so với sàn bê tông cốt thép 375 kg/m2), thì giải pháp xây nhà đúc giả bằng tấm smartboard rất thuận tiện cho những căn nhà có nền móng yếu hoặc phải cải tạo sửa chưa nâng tầng.
Hiện nay, xu hướng thi công sàn giả, gác giả cho nhà ở hay công ty, nhà xưởng thường tập trung vào kiểu sàn xi măng chịu lực, vì chúng đảm bảo được nhiều tiện ích, từ việc tiết kiệm được chi phí đến việc dễ dàng cho thiết kế thi công.
Đặc biệt, khi thi công sàn giả với vật liệu này, bạn có thể yên tâm vì độ chịu lực và độ bền không thua các phương pháp thi công khác mà lại giúp rút ngắn thời gian xây dựng và giảm thiểu chi phí.
Những công trình nên sử dụng phương pháp sàn giả đúc
- Một số chủ nhà làm nhà cấp 4 không làm móng bê tông, móng cọc nhưng muốn làm thêm lầu đúc giả , giả nhà 2 lầu và thêm nhiều diện tích sử dụng.
- Một số nhà cũ, cần cải tạo thêm diện tích sử dụng nhưng kết cấu không thể đủ chịu lực thêm 1 tấm thì giải pháp làm thêm gác lửng, lầu đúc giả hay được dùng.
- Đối với kiến trúc đô thị với diện tích nhỏ hẹp như hiện nay thì cơi nới thêm gác lửng hay xây lệch tầng bằng cách đúc giả được xem là giải pháp hết sức hữu ích để tăng thêm diện tích sử dụng.
- Ứng dụng để làm nhà trọ, tầng lửng, gác xép, nhà xưởng 2 tầng, nhà kho chứa hàng, sàn nhà hàng ăn uống, sàn quán cafe, khán đài, sân khấu…
Trên đây là toàn bộ những thông tin về ưu, nhược điễm cũng như giá thành để làm sàn giả đúc. Hi vọng sẽ có ích với bạn
Nếu có nhu cầu mua tấm xi măng chịu lực smartboard vui lòng để lại thông tin ở dưới hoặc gọi vào số hotline 0962133277 để được tư vấn và báo giá sĩ tốt nhất.
Xin cảm ơn!
Có thể bạn quan tâm
4 Thiết kế Phòng Trọ Khép Kín Đẹp Và Tiết Kiệm Chi Phí Nhất Hiện Nay
Chia Sẻ Kinh Nghiệm Thiết Kế Nhà Bếp Đẹp Không Khác Gì Tạp Chí
Căn Hộ Studio Là Gì? Căn Hộ Studio Có Những Ưu Nhược Điểm Nào?