Kinh nghiệm làm sàn gác lửng bằng tấm Cemboard

hướng dẫn làm sàn gác lửng

Nhà gác lửng là một giải pháp hữu hiệu với những căn nhà nhỏ để tiết kiệm diện tích sinh hoạt và căn nhà có không gian thoáng đãng hơn. Do đó, nếu muốn thiết kế gác lửng, căn nhà của bạn cũng phải có đủ các tiêu chí cần thiết về chiều cao, chiều rộng. Kinh nghiệm làm gác lửng bằng tấm Cemboard sẽ được chia sẻ tại bài viết này. 

1. Gác lửng dùng để làm gì?

Thi công gác lửng thường dùng cho những căn hộ có diện tích hẹp hoặc bị giới hạn chiều cao. Gác lửng sẽ giúp bạn có thêm diện tích sử dụng hoặc nếu những căn nhà lớn diện tích rộng vẫn có thể thiết kế để tạo điểm nhấn về kiến trúc giúp không gian thoáng hơn. 

thi công gác lửng bằng tấm cemboard
Thiết kế gác lửng tăng thêm không gian sử dụng của căn nhà

Do đó, gác lửng có nhiều công dụng trong ngôi nhà, với những căn nhà rộng thì có thể sử dụng gác lửng làm phòng đọc sách, nơi trưng bày đồ… Đối với những căn hộ nhỏ sử dụng gác lửng để làm phòng khách, phòng ngủ, phòng ăn cũng rất bắt mắt. 

2. Kích thước gác lửng phù hợp

Cách làm gác lửng có kích thước phù hợp là yếu tố rất quan trọng trong cả không gian. Tùy thuộc vào không gian ngôi nhà bạn để thiết kế gác lửng có kích thước lớn hay nhỏ nên chức năng của tầng lửng cũng phụ thuộc vào số lượng không gian. 

Để có thể thi công gác lửng đẹp các bạn cần lên bản thiết kế chi tiết xem cao bao nhiêu là phù hợp hoặc ngược lại với độ cao gác lửng đã có, bạn có thể đưa ra chức năng phù hợp cho nó. Gác lửng thường làm cầu thang ít bậc có diện tích nhỏ gọn để không chiếm quá nhiều không gian. Lưu ý khi làm nội thất gác lửng không nên dùng quá nhiều chất liệu gỗ sẽ khiến không gian chật chội và nặng nề hơn.

Thiết kế gác lửng làm cho không gian thoáng mát hơn

Thiết kế gác lửng làm cho không gian thoáng mát hơn

Kinh nghiệm làm gác lửng có độ cao của tầng lửng thường trung bình từ 2.5 – 2.8m nếu thấp hơn sẽ gây ra bí bách cho ngôi nhà. Tầng có gác lửng phải cao từ 4.5 – 5m, tầng gác lửng chiếm 2/3 diện tích của một tầng và tầng gác lửng không được chiếm quá 80% diện tích tầng trệt.

Ngoài ra, khi thi công gác lửng các bạn cần lưu ý xem xét không gian bên dưới và phải đảm bảo phù hợp hài hòa giữa không gian cả tầng. Phải để diện tích đủ để không gian bên dưới di chuyển đi lại thuận tiện. Ánh sáng của gác lửng cũng rất quan trọng nên chọn loại đèn đúng với chức năng của tầng lửng và thiết kế sao cho ở trên hay dưới đều điều khiển bằng công tắc điện được.  

3. Lựa chọn vật liệu làm gác lửng phù hợp

Vật liệu làm gác lửng hiện nay rất đa dạng như nhựa, gỗ, tấm xi măng chịu lực… Các vât liệu đều dùng để làm gác lửng nhưng mỗi loại sẽ có những ưu điểm và nhược điểm riêng. Dưới đây là  3 loại vật liệu phổ biến làm tấm lót gác lửng để mọi người có được sự lựa chọn phù hợp.

  • Ván nhựa chịu lực

Loại vật liệu này có thành phần chính gồm nhựa PVC, chất phụ gia chống cháy và chất tạo dai, có độ dày 3cm. Do tính năng có thể tháo lắp được nên rất phù hợp với những nơi có nhiều người đi lại, làm sàn gác lửng… 

ván nhựa chịu lực

Ván nhựa chịu lực có giá thành rẻ hơn các vật liệu gác lửng khác, có màu sắc và hoa văn phong phú, trọng lượng nhẹ nên dễ dàng thi công, vận chuyển, không tốn nhiều vật tư. Ván chịu lực tốt, chịu nước, chống trơn trượt, chống mối mọt nhưng dễ bị tác động hư hỏng nếu tia UV chiếu trực tiếp nên không dùng được ngoài trời. 

  • Ván gỗ Laminate

Thi công gác lửng cũng thường sử dụng vật liệu ván gỗ Laminate khắc phục được nhược điểm của ván ép thông thường và tiết kiệm chi phí. Đặc biệt, vật liệu này có khả năng chịu được nước, chống chảy và có màu sắc đa dạng nên được ứng dụng nhiều trong các lĩnh vực nội thất. 

ván gỗ laminate

Cấu tạo ván gỗ Laminate gồm 4 lớp như sau lớp bề mặt Laminate được phủ oxit nhôm giúp ổn định, lớp phim tạo vân gỗ tự nhiên, lõi bằng gỗ HDF được tạo thành từ 80 – 85% chất liệu gỗ tự nhiên và lớp lót dưới để cân bằng ván sàn.

Ván gỗ Laminate khi thi công gác lửng tạo nét đẹp sang trọng, có giá thành rẻ, dễ thi công và chịu mài mòn bề mặt tốt. Nếu làm gác lững sẽ mang lại vẻ đẹp tinh tế cho cả căn phòng. Tuy nhiên, vật liệu làm gác lửng này dễ rung võng khi sử dụng, không chống nước, theo thời gian nếu lớp bề mặt bị phồng rộp và hư hỏng do độ ẩm thì sẽ khó khắc phục nên độ bền không cao.

  • Tấm xi măng Cemboard

Vật liệu làm gác lửng này rất thuận tiện, bền bỉ nên được sử dụng rất nhiều. Tấm ván xi măng kết hợp những tính năng ưu việt của vật liệu gỗ và bê tông nên được xem là sản phẩm đa năng trong xây dựng. Vật liệu này chuyên dùng để lót sàn thiết kế gác lửng, sàn chịu lực, sàn nâng kỹ thuật, vách tường, ốp trần…. cho một số công trình nhà cao tầng, nhà xưởng và nhà dân dụng.

tấm xi măng cemboard

Làm gác lửng bằng tấm Cemboard thường dùng loại có độ dày từ 8 – 25mm và rất dễ thi công. Sản phẩm thân thiện với môi trường, dùng được cả trong nhà và ngoài trời, chịu lực cao, chống cháy, chịu nước và cách âm tốt, không bị mối mọt cong vênh nên làm tấm lót gác lửng rất phù hợp. 

Tấm Cemboard là vật liệu được nhiều người dùng lựa chọn trong số các loại vật liệu trên do có những ưu điểm vượt trội. 

4. Hướng dẫn cách làm sàn gác lửng bằng tấm cemboard

Hướng dẫn cách làm sàn gác lửng bằng tấm Cemboard gồm các bước dưới đây: 

Bước 1: chọn tấm xi măng Cemboard có độ dày 16mm và sắt hộp có kích thước 50x100mm. Tiến hành xác định chiều cao, chiều rộng của sàn nhà và cắt những thanh sắt hộp theo kích thước chiều rộng sàn nhà. Lưu ý cắt dài hơn 100mm để gác vào tường hoặc nếu nhà là tường gạch thì cắt 100.

Bước 2: Tiếp theo, đục lỗ ở tường với kích thước 70x120mm và lưu ý khoảng cách giữa các thanh sắt 407 tính từ tâm. Độ cao của sàn gác lửng thường là 2800 – 3000mm. Lưu ý tùy vào độ cao của từng ngôi nhà sẽ bố trí các sàn lửng khác nhau. 

Bước 3: Lắp đặt các thanh sắt hộp 60x120mm vào những lỗ vừa đục ở bước 2.

Bước 4: Lắp các thanh sắt hộp 50x100mm vào tường và các thanh sắt hộp gác lên tường mỗi bên là 50mm. Sau đó hàn các thanh sắt hộp 50x100mm và thanh 60x120mm lại với nhau.

Bước 5: Cho xi măng vào các lỗ vừa đục trên tường. 

Bước 6: Tiến hành hàn các thanh sắt phụ và thanh ngang với nhau. Trong cách làm gác lửng tại bước này sẽ tùy vào khổ và mức độ chịu tải mà gia chủ lựa chọn thanh phụ phù hợp.

Bước 7: Dùng các tấm xi măng Cemboard dày 16 – 20mm lắp đặt sole với nhau giúp tăng cường khả năng chịu lực của sàn gác lửng.

Bước 8: Dùng vít tự khoan dài từ 3 – 3,5cm bắn tấm Cemboard vào phần khung sắt và để trống khoảng cách khe hở giữa 2 tấm từ 1,5 – 2cm. Xử lý các mối nối bằng keo Silicon chuyên dụng giúp gia tăng khả năng chống nước và kết dính cho sàn.

Bước 9: Sau khi hoàn thành các bước làm sàn gác lửng bằng tấm Cemboard hãy tiến hành vệ sinh dọn dẹp sạch sẽ. 

hướng dẫn làm sàn gác lửng

Để làm sàn gác lửng bằng tấm Cemboard chất lượng, uy tín và có giá tốt nhất các bạn hãy liên hệ Vật liệu An Vinh để được tư vấn cụ thể về cách làm và thiết kế sao cho phù hợp với không gian ngôi nhà.

Hy vọng với những thông tin bài viết vừa chia sẻ sẽ giúp các bạn có cách làm sàn gác lửng bằng tấm Cemboard phù hơp và có độ bền cao nhất trong quá trình sử dụng.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *