#1 Biện pháp thi công tầng hầm: Các bước cơ bản và quy trình chi tiết

biện pháp thi công tầng hầm

Tầng hầm là một trong những hạng mục quan trọng của các tòa nhà cao tầng, công trình công cộng, công trình thương mại. Ngoài ra, biệt thự hay các nhà phố ở đô thị cũng thường có tầng hầm để tối ưu diện tích. Vậy có những biện pháp thi công tầng hầm nào hiện nay? Quy trình thực hiện ra sao? 

Vai trò và lợi ích của tầng hầm

Trước khi tìm hiểu các biện pháp thi công tầng hầm thì chúng ta cùng điểm qua vai trò và lợi ích của tầng hầm. Theo đó, tầng hầm là tầng nằm dưới tầng trệt của công trình và nằm sâu trong lòng đất. Vừa chịu được toàn bộ trọng lượng của công trình phía trên, vừa là một không gian tiện ích. 

Việc thiết kế, xây dựng cũng như sử dụng vật liệu cho tầng hầm rất được chú trọng, tuân thủ nghiêm ngặt các quy định thẩm tra biện pháp thi công tầng hầm. Có như vậy thì tầng hầm mới phát huy được các vai trò và lợi ích sau.

biện pháp thi công tầng hầm

Tầng hầm là một hạng mục quan trọng trong các công trình tòa nhà, cao ốc, trung tâm thương mại, biệt thự, nhà phố,… 

  • Dùng làm gara để xe cho các gia đình hoặc các trung tâm thương mại, tòa nhà chung cư, cao ốc,…
  • Dùng làm nhà kho để chứa các máy móc, thiết bị làm mát, thiết bị sưởi ấm hay hệ thống điện nước.
  • Giúp các tầng phía trên của công trình được cao hơn, thoáng hơn. Qua đó, tận dụng được ánh sáng tự nhiên và gió trời hiệu quả.

Nói chung, tầng hầm giúp tối ưu hóa diện tích mặt sàn và gia tăng tính thẩm mỹ cho công trình. Nhất là với những công trình cao tầng tọa lạc tại các thành phố “đất chật người đông”. 

Các biện pháp thi công tầng hầm hiện nay

Có nhiều biện pháp thi công tầng hầm khác nhau. Mỗi biện pháp sẽ có đặc điểm và quy trình khác nhau.

Biện pháp thi công đào đất tầng hầm

Trong các phương pháp thi công tầng hầm thì đây là phương pháp phổ biến nhất, thường được áp dụng cho những tầng hầm có chiều sâu hố đào không quá lớn. Theo đó, các đơn vị thi công sẽ tiến hành đào hố trước bằng thủ công hoặc cơ giới. Đến khi hố đạt đến độ sâu đặt móng thì tiến hành xây nhà theo trình tự thông thường.

Ưu điểm của biện pháp thi công tầng hầm này là thi công đơn giản, độ chính xác cao, khâu xử lý chống thấm và làm khô móng không quá phức tạp. Tuy nhiên, nhược điểm là không thích hợp với hố đào có chiều sâu lớn, thời gian thi công lâu và dễ gây sụt lún, ảnh hưởng đến các công trình lân cận.

biện pháp thi công tầng hầm

Biện pháp thi công đào đất tầng hầm được sử dụng rộng rãi hiện nay cho những công trình yêu cầu tầng hầm không quá sâu

Biện pháp thi công vách tầng hầm

Đối với biện pháp thi công tầng hầm này thì người ta sẽ xây vách tầng hầm trước, sau đó mới tiến hành đào hố ở bên trong vách này. Với những công trình mà nền móng sử dụng cọc khoan nhồi thì việc xây vách tầng hầm sẽ được tiến hành đồng thời với việc thi công cọc khoan nhồi.

Ưu điểm của biện pháp thi công tầng hầm này là không đòi hỏi phải xây tường chắn để giữ cho vách tầng hầm. Tuy nhiên, tường bao của tầng hầm phải có khả năng chịu được áp lực của đất bởi áp lực đất tác động lên tường là rất lớn.

Ngoài ra, các vật liệu sử dụng trong quá trình xây dựng vách tầng hầm như dầm văng, xà ngang và cột chống có thể tháo gỡ, thu hồi và tái sử dụng hiệu quả. Còn nhược điểm của biện pháp thi công vách tầng hầm là chiếm khá nhiều không gian và đòi hỏi phải áp dụng công nghệ thi công cọc Barrette để gia tăng khả năng chịu áp lực của đất.

biện pháp thi công tầng hầm

Biện pháp thi công vách tầng hầm thường được áp dụng cho công trình sử dụng móng cọc khoan nhồi

Biện pháp thi công tầng hầm từ trên cao xuống

Để tiết kiệm thời gian thi công thì người ta sẽ sử dụng biện pháp thi công tầng hầm này. Theo đó, đơn vị thi công sẽ lấy mặt đất làm đơn vị bắt đầu, vừa thi công tầng hầm từ trên xuống như biện pháp làm tường vách nói trên, vừa thi công phần thân nhà từ dưới lên. 

Ưu điểm lớn nhất của biện pháp thi công tầng hầm từ trên cao xuống là tiết kiệm thời gian bởi thi công song song phần hầm và phần thân. Cùng với đó, không cần phải sử dụng hệ thống giàn giáo và cốp pha cho kết cấu dầm sàn.

Tuy nhiên, nhược điểm là phải đối mặt với nhiều rủi ro như ngập úng khi thi công, thủng và sụp tường. Đặc biệt là xuất hiện các vết nứt trên kết cấu dầm sàn – hiện tượng rất thường gặp.

biện pháp thi công tầng hầm

Biện pháp thi công tầng hầm từ trên cao xuống giúp tiết kiệm thời gian, đẩy nhanh tiến độ thi công 

Những lưu ý quan trọng khi thiết kế và thi công tầng hầm

Dù áp dụng biện pháp thi công tầng hầm nhà cao tầng nào chăng nữa thì bạn cũng đừng bỏ qua những lưu ý quan trọng sau khi thiết kế và thi công.  

Diện tích và kích thước tầng hầm

Tầng hầm vừa là không gian tiện ích, vừa chịu lực của toàn bộ công trình. Do đó, kích thước và diện tích là thông số cực kỳ quan trọng. Tầng hầm diện tích nhỏ sẽ không đáp ứng được yêu cầu sử dụng. Còn tầng hầm kích thước lớn lại gây mất cân đối.

Theo quy định thẩm tra biện pháp thi công tầng hầm và quy định của Bộ Xây dựng thì diện tích và kích thước tầng hầm như sau:

  • Chiều cao tầng hầm và chiều cao đường dốc tầng hầm tối thiểu 2,2m.
  • Chiều sâu tầng hầm tối thiểu 1,5m. Chiều sâu trung bình đào tới đáy móng là 3m. 
  • Phần nổi tầng hầm không quá 1,2m so với cao độ vỉa hè hiện hữu ổn định.
  • Đường xuống tầng hầm cách ranh lộ giới tối thiểu 3m.
  • Không thiết kế tầng hầm có lối lên xuống cho ô tô tiếp cận trực tiếp với đường nếu nhà ở liên kế có mặt tiền giáp đường có lộ giới nhỏ hơn 6m.

Tiêu chuẩn độ dốc của tầng hầm

Độ dốc của tầng hầm quyết định tính an toàn khi sử dụng. Bởi tầng hầm quá dốc có thể gây nguy hiểm cho người và phương tiện, nhất là với tầng hầm để xe. Hiện nay, tiêu chuẩn độ dốc của tầng hầm là không vượt quá 15 – 20% so với chiều sâu của hầm. Với tầng hầm để xe thì độ dốc 12% là hợp lý.

Đối với biện pháp thi công tầng hầm nhà phố, nhà ống không có sân, tầng hầm sát với mặt đường thì tiêu chuẩn độ dốc là 20 – 25%. Và áp dụng cách tính cứ đi vào 1m chiều dài thì nền phải thấp xuống 25cm. 

biện pháp thi công tầng hầm

Diện tích, kích thước và độ dốc của tầng hầm phải tuân thủ nghiêm ngặt quy định của Bộ Xây dựng

Ánh sáng và thông gió

Đặc trưng của tầng hầm là nằm trong lòng đất, vì vậy, rất dễ bị tối tăm, bí bách, ẩm thấp. Đó là lý do cần đặc biệt lưu ý đến hệ thống ánh sáng và thông gió khi thiết kế tầng hầm. 

Ánh sáng ở đây có thể là vừa tận dụng tối đa ánh sáng tự nhiên bằng cách đặt gương kích thước lớn để hút và phản chiếu ánh sáng. Vừa bố trí đèn chiếu sáng sao cho hợp lý, thuận tiện trong quá trình sử dụng.

Còn đối với hệ thống thông gió thì có thể bố trí giếng trời ở khu vực giữa và sau tầng hầm. Hoặc lắp đặt hệ thống thông gió và hút mùi chuyên dụng. Đặc biệt là với những tầng hầm để xe, khí thải từ xe có thể khiến người dùng khó chịu. 

Màu sắc tầng hầm

Nhiều người sử dụng các tông màu trầm, lạnh, tối cho tầng hầm vì cho rằng đây là không gian không cần phải chú trọng vào thẩm mỹ. Thế nhưng, thực tế, những tông màu tối này có thể khiến tầng hầm thêm bí bách, tăm tối, ngột ngạt.

Do đó, màu sắc cho tầng hầm nên là các tông màu nhẹ nhàng, trung tính như trắng, kem, be, vàng nhạt, nâu sáng,… Tông màu này sẽ giúp tầng hầm trông thoáng đãng, sáng sủa và rộng rãi hơn.

Thoát nước và chống ngập cho tầng hầm

Tầng hầm nằm sâu trong lòng đất, vì thế, rất dễ bị ngập nước và đọng nước khi trời mưa lớn. Đó là lý do trong các bản vẽ biện pháp thi công tầng hầm nhà phố, nhà cao tầng bắt buộc phải có hệ thống thoát nước để ngăn nước từ bên ngoài chảy vào, đọng lại và gây ngập. 

Thường thì hệ thống thoát nước sẽ được bố trí ngay tại lối vào của tầng hầm. Và trong hệ thống thoát nước sẽ lắp đặt thêm máy bơm để hút nước trong những trường hợp mưa lớn, lũ lụt. 

biện pháp thi công tầng hầm

Thiết kế và thi công tầng hầm phải đặc biệt chú trọng đến hệ thống thoát nước và quy trình chống thấm để tránh những sự cố đáng tiếc 

Biện pháp thi công chống thấm tầng hầm

Hiện tượng thấm dột tầng hầm rất phổ biến, do nhiều nguyên nhân gây ra như thiết kế tầng hầm cẩu thả, quy trình chống thấm không được chú trọng, vật liệu chống thấm kém chất lượng,… Những vị trí dễ bị thấm dột là vách, sàn, khe nhiệt, khe co giãn, mạch ngừng. 

Các biện pháp thi công chống thấm tầng hầm hiện nay bao gồm:

  • Chống thấm ngược tầng hầm.
  • Chống thấm tầng hầm đã có bề mặt thi công trước. 
  • Dùng sơn chống thấm và hóa chất chống thấm
  • Dùng màng chống thấm tự dính.
  • Dùng màng khò nóng chống thấm.

Tùy vào mẫu biện pháp thi công tầng hầm, đặc điểm tầng hầm thực tế và điều kiện tài chính mà chủ đầu tư lựa chọn giải pháp tối ưu nhất cho tầng hầm. 

Trên đây là các biện pháp thi công tầng hầm hiện nay cùng những lưu ý quan trọng khi thiết kế và thi công tầng hầm. Có thể thấy, so với các hạng mục khác thì tầng hầm khá đặc biệt, nằm sâu trong lòng đất nên bí bách, ngột ngạt và dễ bị ngập úng, thấm nước.

Để phòng tránh và khắc phục hiện tượng này, chủ đầu tư có thể sử dụng thêm các vật liệu các vật liệu cách nhiệt, chống nóng và chống thấm. Chẳng hạn như tấm cemboard. Đây là vật liệu nhẹ có độ bền cao, khả năng cách nhiệt, cách âm, chống thấm và chống cháy tối ưu.

Sử dụng để ốp tường hay ốp trần tầng hầm vừa giúp gia tăng độ bền cho tầng hầm, vừa tạo một không gian mát mẻ, dễ chịu và an toàn hơn. Để được tư vấn, báo giá và đặt mua nhanh chóng, đừng quên liên hệ đến Vật liệu An Vinh ngay từ hôm nay. 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *