Trần nhà bị thấm nước luôn là vấn đề khiến nhiều người đau đầu vì đây là nơi thường xuyên chịu nước tác động trực tiếp của thời tiết, nhất là những cơn mưa. Vậy cách xử lý trần nhà bị thấm nước thế nào để có được hiệu quả cao nhất?
Chúng ta hãy cùng Vật Liệu An Vinh khám phá câu trả lời qua bài viết dưới đây nhé.
Một số dấu hiệu cho thấy trần nhà đang bị thấm nước
Khi sân thượng nhà bạn bị đọng nước lâu ngày sẽ làm xuất hiện hiện tượng thấm ẩm thông qua các vết rạn nứt, mao mạch rỗng, nứt cổ trần…dần dần chúng sẽ lan rộng và ngấm xuống phía dưới của trần nhà.
Khi đó trần nhà của bạn sẽ xuất hiện các tình trạng như:
- Có nhiều vết rạn chân chim.
- Bị ngả màu, ố vàng
- Một số nơi có nước đọng nhỏ giọt.
Và đây chính là lúc mà bạn cần phải tìm cách xử lý trần nhà bị thấm nước ngay lập tức để tránh những hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra.
Nguyên nhân khiến cho trần nhà bị thấm nước
Trần nhà bị thấm nước sẽ mang lại những hậu quả cực kỳ nghiêm trọng, nó khiến cho căn nhà của chúng ta ở bị xuống cấp, mất thẩm mỹ và ảnh hưởng lớn tới sức khỏe của con người sinh sống bên trong ngôi nhà đó. Không những thế chi phí để khắc phục sự cố trần nhà bị thấm nước cũng tăng lên gấp 2 gấp 3 lần so với việc chúng ta thực hiện chống thấm ngay từ đầu.
Dưới đây là một số nguyên nhân khiến cho trần nhà bị thấm nước và chúng ta bắt buộc phải lên kế hoạch xử lý:
- Do rạn nứt sàn mái nhé: Với sự thay đổi thường xuyên của nhiệt độ gây ra các vết rạn nứt nghiêm trọng tại sàn mái. Và những kẽ nứt này khi gặp trời mưa sẽ tạo ra những dòng chảy rò rỉ xuống trần nhà và khiến cho trần nhà của bạn bị thấm nước.
- Do nước lan từ sàn nhà tầng trên: Do sự thấm nước của nhà vệ sinh phía bên trên hoặc từ sân thượng cũng làm ảnh hưởng tới trần của nhà tầng phía dưới.
- Do quá trình thi công bị lỗi hoặc sử dụng các loại vật liệu kém chất lượng.
Đây chính là những nguyên nhân chủ yếu dẫn tới hiện tượng trần nhà bị thấm nước. Do đó để khắc phục tình trạng này chúng ta cần phải nhanh chóng tìm cách xử lý trần nhà bị thấm nước để chúng không làm ảnh hưởng tới cuộc sống hàng ngày.
Hướng dẫn cách khắc phục trần nhà bị thấm nước triệt để nhất
Không giống như việc xử lý tường bị thấm mốc với những cách làm đơn giản, dễ thực hiện thì đối với trần nhà, tùy thuộc vào mức độ thấm dột nước mà chúng ta sẽ có những cách xử lý khác nhau. Chẳng hạn như:
- Đối với vết nứt nhỏ: Có thể dùng các vật liệu chống thấm dạng phun xịt hoặc bình xịt chống thấm thẩm thấu để bịt kín vết nứt.
- Đối với vết nứt lớn trên 2mm: Sử dụng các loại phụ gia bê tông có tình chất giãn nở tốt cùng chức năng chống thấm hiệu quả trộn với vữa xi măng để trét vào các vết nứt. Đợi cho lớp trét khô chúng ta tiến hành chống thấm một lần nữa để có được hiệu quả lâu dài hơn.
Ngoài ra còn tùy theo từng công trình cũ hay mới mà cách xử lý cũng khác nhau. Cụ thể như sau:
Đối với những công trình mới xây dựng
Nếu ngôi nhà của bạn mới xây dựng nhưng lại bị thấm nước thì bạn cần phải tìm các vật liệu chống thấm trần nhà. Bạn nên phủ một lớp sơn lót rồi đến lớp sơn chống thấm để giúp nâng cao khả năng chống thấm cho trần nhà.
Trường hợp nhà mới xây dựng chỉ bị ố vàng thì bạn có thể dùng sơn chống thấm tường với đặc tính khô nhanh từ 1 – 2 giờ để khắc phục hiện tượng này.
Còn nếu do dột trên mái nhà thấm nước xuống trần nhà thì bạn nên sử dụng hỗn hợp cát, xi măng cùng chất chống thấm để trám vết nứt từ máng xối với độ dày 1cm.
Xử lý chống thấm cho nhà cũ
Việc xử lý cho những ngôi nhà đã trải qua nhiều năm sử dụng thì bạn có thể dùng sơn chống thấm để khắc phục. Và khi đó bạn nên vừa xử lý trần nhà vừa xử lý xử lý tường bị thấm mốc để mang lại sự đồng bộ cao nhất. Các bước thực hiện như sau:
- Bước 1: Làm sạch tường và trần nhà để hết các vết nấm mốc, bụi bẩn và bong tróc.
- Bước 2: Sử dụng hóa chất tẩy rửa và diệt rêu mốc để rửa sạch toàn bộ khu vực bị thấm nước. Đây là bước cực kỳ quan trọng bởi nếu không làm tốt thì nấm mốc sẽ có nguy cơ quay lại khi thời tiết ẩm ướt kéo dài.
- Bước 3: Dùng hồ vữa để trám vào các lỗ hổng cùng vết nứt lớn ở trên trần nhà. Để đạt được hiệu quả tốt nhất, bạn nên để bề mặt sạch sẽ và khô thoáng trước khi thực hiện. Chú ý, độ ẩm tường cần nhỏ hơn 16% thì hiệu quả chống thấm mới tốt nhất. Bạn có thể kiểm tra bằng cách chạm tay vào tường thấy khô thoáng rồi mới phủ một lớp sơn chống kiềm.
- Bước 4: Chờ sơn tự khô rồi phủ 1 – 2 lớp sơn chống thấm lên trên.
Cách xử lý trần thạch cao bị mốc
Nếu trần nhà bạn được làm từ tấm thạch cao không bị thấm nước mà chỉ bị mốc thì chúng ta lại có cách xử lý trần thạch cao bị mốc với các nguyên liệu chất tẩy rửa chuyên dụng được bán sẵn trên thị trường. Ngoài ra bạn cũng có thể tự chế từ những nguyên liệu có sẵn trong nhà. Chẳng hạn như muối và dấm ăn bằng cách sau:
- Bước 1: Hòa tan 60ml giấm ăn, 2 thìa muối cùng 480ml nước nóng để tạo hỗn hợp tẩy rửa.
- Bước 2: Phun trực tiếp hỗn hợp lên trần thạch cao bị mốc.
- Bước 3: Chờ đợi hỗn hợp khô rồi dùng miếng rửa chén để lau lại nhiều lần cho tới khi nấm mốc hoàn toàn biến mất.
- Bước 4: Thực hiện lại bước 2 và bước 3 vào lần để có thể diệt nấm mốc tận gốc.
Đây là hỗn hợp có thể diệt nấm mốc, ngăn ngừa tình trạng nấm mốc sinh sản và khử mùi hôi cực kỳ hiệu quả. Bạn có thể áp dụng thử nhé.
Trên đây là những cách xử lý trần nhà bị thấm nước hoặc bị mốc rất hiệu quả. Hy vọng với những chia sẻ của Vật Liệu An Vinh sẽ giúp bạn áp dụng thật tốt và có được những ngôi nhà sạch sẽ như sự mong đợi nhé.