Việc thi công trần thạch cao nói chung không hề phức tạp tuy nhiên để có một không gian đẹp, tiện nghi và có sự an toàn cao khi sử dụng thì đòi hỏi người thi công phải tuân thủ theo đúng quy trình kỹ thuật. Hãy cùng Vật liệu An Vinh khám phá kinh nghiệm làm trần thạch cao qua bài viết dưới đây nhé!
Kinh nghiệm làm trần thạch cao theo đúng yêu cầu kỹ thuật
Quá trình thi công trần thạch cao sẽ được chia thành hai giai đoạn trong đó một giai đoạn là xử lý phần thô và một giai đoạn hoàn thiện. Chính vì thế theo kinh nghiệm làm trần thạch cao của những người trong nghề, những vấn đề cần chú ý trong từng giai đoạn như sau:
Giai đoạn xử lý phần thô
Trong giai đoạn này để thực hiện đúng kỹ thuật chúng ta phải tuân thủ theo 6 bước dưới đây:
- 1. Đo chính xác độ cao phần tường đến trần nhà lắp trần thạch cao rồi dùng bút đánh dấu vào những vị trí quan trọng và thiết yếu.
- 2. Đóng đinh hoặc bắt vít chắc chắn để cố định thanh viền vào tường theo độ cao vừa đo. Chú ý khoảng cách giữa các lỗ khoan hay lỗ đinh không được vượt quá 300mm.
- 3. Liên kết các điểm có bề mặt bê tông vừa được khoan lỗ bằng các ty ren rồi đo đạc và cắt ty ren thật phù hợp với độ cao trần nhà.
- 4. Lắp đặt thanh dọc (thanh chính) vào các ty ren rồi tiến hành lắp thanh ngang (thanh phụ) trong đó theo kinh nghiệm làm trần thạch cao thì khoảng cách giữa hai thanh cần xấp xỉ bằng 406mm.
- 5. Dùng máy laser để kiểm tra và căn chỉnh các thanh bằng nhau để giúp cho khung trần bằng phẳng và ngay ngắn.
- 6. Tiền hành lắp khung lên khung trần theo góc 90 độ rồi dùng vít vặn lại cho thật chặt.
Giai đoạn hoàn thiện
Theo kinh nghiệm làm trần thạch cao chung cư nói riêng và các công trình khác như nhà phố, văn phòng, bệnh viện…nói chung thì nếu như chúng ta muốn có một công trình thật đẹp, có độ thẩm mỹ cao thì giai đoạn hoàn thiện sẽ trải qua 5 bước dưới đây:
- 1. Dùng keo để dán các tấm trần thạch cao với nhau. Hoặc bạn cũng có thể ghép khít tấm trần tùy theo từng yêu cầu của công trình.
- 2. Dùng băng keo lưới sợi thủy tinh hoặc băng keo chuyên dụng hay bột trét để xử lý mối nối.
- 3. Trộn bột bả cùng với nước theo đúng tỷ lệ trên bao bì để tạo thành một hỗn hợp có độ dẻo phù hợp rồi quét lên tấm trần thành cao. Tùy theo từng công trình thì số lượng lớp quét sẽ có sự khác nhau.
- 4. Chờ lớp bả khô thì tiến hành kiểm tra lại trần thạch cao. Nếu phát hiện bề mặt có những vị trí nhấp nhô thì cần chà phẳng. Đặc biệt chú ý sau công đoạn này thì bề mặt trần phải đảm bảo mịn phẳng.
- 5. Dùng dao rọc hoặc cưa để xử lý viền trần sau đó vệ sinh và hoàn thiện công đoạn thi công trần thạch cao.
Xem thêm: #Báo Giá Tấm Cemboard | Chính Sách Bán Hàng Tốt Nhất 2022
Một số lưu ý khi thi công trần thạch cao
Với kinh nghiệm làm trần thạch cao của những đơn vị hàng đầu thì Vật liệu An Vinh đã tổng hợp một số lưu ý khi thi công dưới đây:
- Trước khi làm trần thì các kết cấu khung xương hay tấm thạch cao phải được che phủ cẩn thận và tránh tiếp xúc trực tiếp cùng mặt đất.
- Quá trình thi công chỉ diễn ra khi phần cửa ra vào, cửa sổ cùng hệ thống tường thạch cao nếu có đã được hoàn thiện.
- Cần đóng kín những vị trí mở thông thoáng để quá trình thi công không chịu những ảnh hưởng của thời tiết.
- Mỗi một hệ trần sẽ có mức độ chịu tải khác nhau vì thế cần hết sức lưu ý về những con số để đảm bảo sự an toàn khi lắp trần thạch cao.
- Việc thi công trần nên được thực hiện bởi các đơn vị chuyên nghiệp, có kinh nghiệm lâu năm để có thể đảm bảo được sự an toàn và chất lượng cho công trình.
Trên đây là một số kinh nghiệm làm trần thạch cao theo đúng quy trình kỹ thuật mà Vật liệu An Vinh muốn chia sẻ với các bạn. Hy vọng bài viết trên sẽ giúp các bạn có được một công trình trần thạch cao như mong đợi nhé. Và nếu còn những thắc mắc cần giải đáp hoặc có những ý kiến đóng góp về những kinh nghiệm này thì đừng ngần ngại mà hãy liên hệ ngay với An Vinh.
Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực cung cấp vật liệu xây dựng cùng đội ngũ kỹ sư lành nghề chắc chắn chúng tôi sẽ là người bạn của nhiều công trình.