Cốp pha hay khuôn đúc bê tông là thiết bị thi công xây dựng vô cùng quan trọng trong việc làm tường hoặc đổ sàn, với ứng dụng chính là khuôn chứa đựng vữa để tạo nên hình dạng thiết kế đã định, đồng thời chịu lực thay cho vữa và kết cấu bê tông sau này hình thành từ vữa đó, khi chúng chưa có hoặc chưa đạt đủ khả năng chịu lực như thiết kế yêu cầu.
Vậy cốp pha là gì? Thi công cốp pha như thế nào? Cùng vật liệu An Vinh tìm hiểu tại bài viết dưới đây!
Coppha là gì?
Coppha (cốp pha) hay cốt pha được bắt nguồn từ tiếng Pháp “Coffrage” là 1 dạng khuôn đúc bê tông được làm từ nhiều loại vật liệu khác nhau như ván ép, nhôm, nhựa, sắt, thép……..tùy vào yêu cầu kĩ thuât của những công trình xây dựng khác nhau.
Với những công trình có yêu cầu kĩ thuật thấp, có thể dùng những loại vật liệu nhẹ nhe ván ép, nhựa hoặc nhôm để làm cốp pha. Còn đối với những công trình có yêu cầu kĩ thuật cao hơn, bắt buộc phải dùng những vật liệu có độ cứng, chịu lực tốt hơn như sắt hay cốp pha thép định hình.
Các loại vật liệu làm coppha
Phân loại cốp pha theo vật liệu chế tạo có các chất liệu cốp pha sau: Cốp pha thép, Cốp pha nhôm, Cốp pha gỗ tự nhiên, Cốp pha gỗ công nghiệp, Cốp pha Composite (Nhựa tổng hợp), Cốp pha ván phủ phim
Được chia làm 7 nhóm chính, tuy nhiên với chất liệu sản xuất cốp pha bằng nhôm và thép được sử dụng phổ biến rộng rãi nhất bởi tính thẫm mỹ và tuổi thọ của cốp pha
– Hệ khuôn bằng kim loại: khuôn thép (cốp pha thép), khuôn nhôm (cốp pha nhôm)
– Hệ khuôn bằng gỗ: tre, gỗ xẻ, gỗ dán (chịu nước). Đây là loại cốp pha truyền thống có lịch sử lâu đời cùng với lịch sử của vật liệu bê tông từ thời văn minh La Mã (Rôma).
– Hệ khuôn bằng nhựa, vật liệu composite
– Hệ khuôn bằng bê tông, bê tông cốt thép đúc sẵn
– Hệ khuôn bằng cao su bơm hơi, vải bạt cường độ cao (khuôn đúc linh hoạt)
– Hệ khuôn hỗn hợp từ các vật liệu trên
– Hệ khuôn (cốp pha) đất, dùng chính nền đất để làm khuôn: cọc nhồi bê tông, thi công top-down
Cốp pha gỗ công nghiệp hay ván ép cốp pha
Ván ép coppha có bề mặt phẳng và chống dính tốt do được phủ lớp phim cứng và bóng nên cũng có 1 số nơi sẽ gọi là cốp pha phủ phim. Cũng được sản xuất từ gỗ tự nhiên, tuy nhiên cốp pha gỗ công nghiệp được xử lý, chế biến để đảm bảo tính chất cơ lý, hóa học đồng đều hơn.
Mặc dù không yêu cầu khắt khe về độ lớn hay tuổi thọ cây gỗ. Nhưng cốp pha loại này vẫn có bề mặt phẳng và chống dính tốt do được phủ lớp phim cứng và bóng.
Ưu điểm của cốp pha gỗ công nghiệp
Được chế tạo với kích thước lớn, độ đồng đều cao. Bề mặt và các cạnh phẳng nên việc thi công, lắp ghép rất dễ dàng và nhanh chóng. Các tấm cốp pha công nghiệp có thể được liên kết với nhau dưới nhiều hình thức như đóng đinh, bắt vít, khoan…
Bên cạnh đó, các lớp gỗ trong tổng thể một tấm được liên kết với nhau bằng lớp keo có khả năng bám dính tốt. Có khả năng chịu nước và độ ẩm cao. Từ đó tạo ra khối bê tông có bề mặt phẳng, đạt mỹ quan.
Với những ưu điểm nổi bật như vậy. Hiện nay cốp pha gỗ công nghiệp đang là lựa chọn phổ biến cho doanh nghiệp xây dựng khi thi công. Đặc biệt là trong thi công các công trình có diện tích sàn lớn.
Có thể bạn quan tâm
Bảng giá Tấm cemboard với khả năng chống chịu nước tốt, thích hợp sử dụng ở những khu vực có độ ẩm cao hay các ứng dụng ngoài trời.
Bề mặt hoàn thiện tường phẳng mịn, bề mặt phẳng mịn dễ sơn phủ, tiết kiệm sơn và thời gian sơn
Dể dàng tháo dở hay cài đặt vào ứng dụng khác nếu cần
Có thể thay thế coppa phủ film trong mọi ứng dụng thi công công trình
Mọi chi tiết thắc mắc xin vui lòng liên hệ số hotline 0962133277 hoặc để lại số điện thoại để được tư vấn cụ thể.
Coppha nhựa tổng hợp (coppha composite)
Cốp pha nhựa là loại cốp pha được sản xuất trên dây chuyền công nghiệp. Đạt tới độ chuẩn kích thước rất cao. Đa dạng về hình dạng, đang được sử dụng rộng rãi ở các nước phát triển.
Cốp pha Composite – Nhựa tổng hợp nhìn chung có đặc điểm giống với cốp pha gỗ công nghiệp. Nhưng nó có ưu điểm hơn về trọng lượng (nhẹ hơn cốp pha gỗ công nghiệp). Có khả năng tái sử dụng nhiều lần, trong nhiều môi trường khác nhau.
Tuy nhiên, cốp pha Composite – Nhựa tổng hợp hiện nay chưa được sử dụng rộng rãi ở nước ta do đòi hỏi dây chuyền sản xuất lớn, công nghệ tốn kém. Chi phí nguyên liệu cũng như giá thành nhập khẩu cao.
Coppha gỗ tự nhiên
Loại cốp pha này được ghép từ những thanh gỗ tự nhiên. Xẻ theo độ dày phù hợp tạo thành mặt phẳng phục vụ việc đổ bê tông vào khối. Ở các công trình nhà ở, đặc biệt là nhà cấp 4, nhà 1, 2 tầng ở nông thôn. Việc sử dụng cốp pha gỗ được rất nhiều chủ nhà áp dụng. Do nguyên liệu dễ tìm cũng như cách thức thi công khá đơn giản.
Cũng giống như cốp pha thép định hình, cốp pha gỗ tự nhiên thường được gia công với diện tích nhỏ. Để tạo thành khuôn đổ bê tông đòi hỏi nhân lực cần phải ghép các tấm mỏng với nhau. Bên cạnh đó, việc sử dụng cốp pha gỗ tự nhiên cũng phát sinh thêm chi phí lớp phủ tạo bề mặt ván khuôn.
Ngoài ra, trong quá trình sử dụng, cốp pha gỗ tự nhiên còn bị các yếu tố như nhiệt độ, thời tiết…Tác động trở nên cong vênh, bề mặt dễ bị biến dạng dẫn đến bề mặt khối đổ nhìn chung không đảm bảo. Chính vì thế, dựa vào những kinh nghiệm xây nhà thực tế cũng như những ưu, nhược điểm của từng loại cốp pha. Chủ đầu tư có thể lựa chọn được từng loại cốp pha phù hợp với đặc tính của công trình nhà mình.
Coppha nhôm
Được sản xuất và chế tạo bằng hợp kim nhôm có cường độ cao và được liên kết lại với nhau để tạo nên khung cho công trình. Được sử dụng rộng rãi trong xây dựng, đặc biệt phù hợp với công trình nhà cao tầng.
Cốp pha nhôm có thể được sử dụng nhiều lần với chi phí sử dụng trung bình thấp: Hệ thống cốp pha nhôm với thiết kế tiêu chuẩn và thi công theo đúng quy trình, một bộ ván khuôn có thể được sử dụng hơn 120 lần với chi phí sử dụng giảm đáng kể.
Cốp pha nhôm thích hợp vào tất cả các vị trí như tường, sàn, cột, dầm, cầu thang, cửa sổ, tấm nổi …Cốp pha nhôm không hoen gỉ nên tăng thời gian bảo quản và giảm đáng kể chi phí bảo quản. Ván khuôn nhôm có các kích thước tiêu chuẩn khác nhau và linh hoạt để lắp ráp theo yêu cầu của các công trình tương ứng, Độ ổn định cao, khả năng chịu lực cao.
Tuy nhiên nhược điểm lớn nhất của cốp pha nhôm là giá thành cao hơn so với các loại cốp pha thông thường.
Coppha sắt hoặc thép định hình
Là loại cốp pha được sản xuất từ chất liệu thép, gia công từ những khung thép định hình (thép hộp, thép u …), coffa thép định hình có trọng lượng nặng nên thường được gia công với diện tích nhỏ (kích thước 1500 x 300 hoặc 2000 x 400 …), khi lắp ghép cũng cần nhiều công sức cũng như nhân lực để tạo thành hệ cốp pha định hình chắc chắn.
Do đặc tính của sắt, thép dễ bám dính bê tông nên khi tháo dở cần phải được xử lý, vì trọng lượng lớn nên khi vận chuyển cũng khó khăn hơn, ngoài ra khi thực hiện tháo dở có thể làm cho bề mặt bị móp, cong, vênh cũng cần phải xử lý lại tốn kém và mất thời gian.
Với những đặc tính nêu trên làm cho tính thẩm mỹ giảm sút bởi được lắp ghép từ những tấp thép nhỏ mặt phẳng không được đồng đều.
Hiện nay có 2 loại cốp pha định hình thông dụng là: cốp pha cột tròn và cốp pha cột vuông.
Coppha cột vuông
Cốp pha cột vuông được cấu tạo đơn giản bằng 4 tấm thép liên kết với nhau bởi chốt con sâu, cùng thanh V góc tạo thành một cột hình vuông chắc chắc, khép kín để chứa bê tông. Để quá trình đổ bê tông được dễ dàng, thì phía trên đầu được chừa khoảng trống để ghép cốp pha dầm, dưới chân chừa cửa vừa phải để dễ dàng làm vệ sinh.
Thông số kỹ thuật:
Các loại kích thước cốp pha cột phổ biến:
STT | CỐP PHA CỘT 900mm | CỐP PHA CỘT 1200mm | CỐP PHA CỘT 1500mm | CỐP PHA CỘT 1800mm |
1 | 900 x 200 | 1200 x 200 | 1500 x 200 | 1800 x 200 |
2 | 900 x 250 | 1200 x 250 | 1500 x 250 | 1800 x 250 |
3 | 900 x 300 | 1200 x 300 | 1500 x 300 | 1800 x 300 |
4 | 900 x 350 | 1200 x 350 | 1500 x 350 | 1800 x 350 |
5 | 900 x 400 | 1200 x 400 | 1500 x 400 | 1800 x 400 |
6 | 900 x 450 | 1200 x 450 | 1500 x 450 | 1800 x 450 |
7 | 900 x 500 | 1200 x 500 | 1500 x 500 | 1800 x 500 |
8 | 900 x 550 | 1200 x 550 | 1500 x 550 | 1800 x 550 |
9 | 900 x 600 | 1200 x 600 | 1500 x 600 | 1800 x 600 |
Hệ xương la (sườn cứng): thép la 55mm x 2,5mm
– Mặt ván: Thép tấm 1mm, hoặc ván phủ phim 12mm-15mm
– Chủng loại: Sơn chống gỉ
– Tuổi thọ: 2 năm – 3 năm
– Phụ kiện: chốt con sâu, Thanh V góc, thanh chuyển góc, thanh giằng, gông cột
- Jun kẹp: dùng để khóa chặt các các tấm cốp pha và các thanh V góc với nhau, tạo thành một khuôn hộp chắc chắn chống lại các lực chèn ép khi đổ bê tông tươi vào trụ
- Thanh V góc: ghép các tấm cốp pha vuông góc với nhau và chống rỉ betong tươi
- Thanh chuyển góc: Thanh chuyển góc (chuyển góc trong và chuyển góc ngoài) là các tấm cốp pha dạng vuông góc để chuyển tiếp các góc cạnh của công trình.
- Thanh giằng: giữ cố định các chỗ dễ bị phình bụng do các trụ vuông có tiết diện cắt ngang lớn khi đổ bê tông.
- Gông cột: hỗ trợ cho các cột có tiết diện cắt ngang lớn.
Coppha cột tròn
Cốp pha cột tròn thường được gia công theo đơn đặt hàng của khách hàng với các tiết diện khác nhau tùy vào thiết kế. Gia công cốp pha cột tròn cần độ tỉ mỉ và chính xác cao để đảm bảo hình dáng cột sau khi hoàn thành được chính xác và thẩm mỹ.
Để đảm bảo tính chính xác và thẩm mỹ thì khi gia công cốp pha cột tròn phải đảm bảo các thông số kỹ thuật cơ bản sau đây:
– Ván mặt: mặt tole/ mặt thép phải dày từ 2mm trở lên
– Khung xương: dùng V4 với độ dày 4mm
– Thanh giằng: sử dụng V5 độ dày 4mm
– Bu lông: để khóa chặt các liên kết.
Yêu cầu chất lượng của coppha
– Cốp pha phải đảm bảo độ kín khít như vậy mới có thể chứa được bê tông tươi và lỏng ở bên trong.
– Hình dạng, kích thước của cốp pha và vị trí lắp đặt phải đúng thiết kế khuôn, để chế tạo được kết cấu bê tông đúng với hình dạng, kích thước như yêu cầu.
Cốp pha phải đảm bảo giữ được hình trong suốt quá trình hình thành nên kết cấu bê tông bền vững.
– Cốp pha phải đảm bảo khả năng chịu lực, vì nó phải chịu lực thay cho bê tông khi ở bê tông dạng lỏng. Chỉ tới khi bê tông đã đóng rắn và đạt khả năng chịu lực nhất định mới được tháo dỡ khuôn.
– Cốp pha cần phải được thiết kế và chế tạo sao cho dễ dàng tháo lắp.
– Cốp pha phải được thiết kế và chế tạo thật bền vững để có thể sử dụng được nhiều lần.
Công dụng của coppha
Do bê tông ban đầu có cấu tạo lỏng, rồi mới dần đông kết và cứng lại nên cốp pha có 2 chức năng chính là làm khuôn để chứa vữa nhằm định hình bê tông và chịu lực thay cho vữa/kết cấu bê tông khi chúng chưa đủ khả năng chịu lực.
Do đó, kết cấu bê tông thường có các phần sau đây:
– Hệ tấm ván khuôn: đây được coi là thành phần giúp tạo hình bê tông và giúp chuyển bớt tải trọng sang phần còn lại.
– Hệ chống đỡ chịu lực gồm có đà, giáo, văng, giằng,… nằm ở dưới hoặc bên ngoài tấm ván khuôn có khả năng chịu lực chính cho toàn bộ hệ thống.
Ngoài ra, tùy vào từng công trình, còn có thêm các phụ kiện hay bộ phận phụ trợ nhằm dịch chuyển hay làm sàn công tác.
Hướng dẫn thi công coppha
1. Kỹ thuật thi công ván khuôn móng cột.
- Ván khuôn đài cọc và dầm móng được lắp đặt sau khi lắp dựng cốt thép.
- Căng dây theo trục tim cột theo 2 phương để làm chuẩn, tránh tình trạng bị lệch.
- Sau đó, ghép vào khuôn theo đúng kích thước của từng móng cụ thể.
- Xác định trung điểm của từng cạnh ván khuôn, tính luôn vị trí đóng các nẹp gỗ.
- Đóng các nẹp gỗ vuông góc với nhau để gia cường.
- Cuối cùng cố định ván khuôn bằng thanh chống cọc cừ.
2. Kỹ thuật thi công ván khuôn cột.
- Tiến hành đổ mầm cột cao 50mm, tạo dưỡng dựng ván khuôn.
- Đặt sẵn các thép chờ lên sàn nhà để tạo chỗ neo cho cốp pha cột.
- Gia công thành từng mảng để có kích thước bằng kích thước của mặt cột.
- Sau đó ghép các mảng theo kích thước cụ thể của từng cột.
- Dùng gông (chất liệu gỗ hoặc thép ), khoảng cách các gông tầm 50 cm .
- Vạch mặt cắt cột lên chân sàn, nền rồi ghim khung cố định chân cột.
- Dựng lần lượt các mảng phía trong rồi đến mảng phía ngoài, đóng đinh liên kết.
- Lắp gông và nêm chặt, sử dụng dọi để kiểm tra độ thẳng và cứng của cột.
- Cố định ván khuôn cột bằng các neo hoặc cây chống là hoàn thiện.
3. Kỹ thuật thi công ván khuôn dầm.
- Trước tiên cần xác định tim dầm, rải ván lót để đặt chân cột.
- Thứ hai, đặt cây chống có hình dáng chữ T, sát cột, cố định 2 cột chống.
- Tiếp theo, đừng quên đặt thêm một số cột dọc theo tim dầm của ván khuôn.
- Rải ván đáy dầm trên xà đỡ cột chống, rồi cố định 2 đầu bằng các giằng.
- Đặt các tấm ván khuôn thành dầm, đóng đinh với đáy dầm, cố định mép trên.
- Cuối cùng, kiểm tra tim dầm và chỉnh độ cao của đáy dầm đúng bản thiết kế.
4. Kỹ thuật thi công ván khuôn sàn.
- Dùng ván khuôn thép đặt trên hệ dàn giáo chữ A, chịu lực bằng thép và hệ xà gồ.
- Sử dụng tối đa diện tích ván khuôn thép để định hình.
- Các diện tích còn lại thì sử dụng ván khuôn chất liệu gỗ.
- Chu vi sàn có ván diềm được liên kết bằng đinh con đỉa, bám vào thành ván khuôn dầm.
5. Nghiệm thu ván khuôn sau khi lắp đặt.
- Nghiệm thu ván khuôn sau khi lắp đặt thông qua việc kiểm tra hình dáng kích thước của ván theo Bảng 2-TCVN 4453 : 1995. Sau đó kiểm tra độ cứng, bền vững của hệ thống.
- Độ phẳng của mặt phải ván khuôn cũng chính là bề mặt tiếp xúc trực tiếp với bê tông.
- Kiểm tra kẽ hở giữa các tấm ghép với nhau có chính xác hay không, tỉ lệ như thế nào?
- Kiểm tra chi tiết chôn ngầm, tim cốt, kích thước kết cấu, khoảng cách ván khuôn.
- Kiểm tra lớp chống dính, kiểm tra vệ sinh cốp pha rồi nghiệm thu ván khuôn.
6. Khi nào tháo dỡ ván khuôn là hợp lý?
Cốp pha giàn giáo chỉ được tháo dỡ sau khi bê tông đạt được độ cứng lý tưởng nhất, chịu được trọng lượng của chính nó và các tải trọng tác động trong quá trình thi công và sau thi công. Tháo dỡ cốp pha, đà giáo cần chú ý kỹ thuật, tránh ứng suất đột ngột, va chạm mạnh và trực tiếp đến kết cấu bê tông.
Một số bộ phận cốp pha, giàn dáo không chịu lực sau khi bê tông đóng rắn, có thể được tháo dỡ khi bê tông đạt cường độ > 50%daN/cm2. Trường hợp kết cấu bê tông ô văng, công xôn, sê nô chỉ được tháo cột chống và cốp pha đáy khi cường độ bê tông đủ mác thiết kế. Điểm này rất quan trọng!
Cách tháo dỡ cốp pha, giàn dáo
– Giữ lại toàn bộ đà giáo và cột chống ở tấm sàn nằm dưới lớp đổ bê tông.
– Tháo từng bộ phận cột chống và cốp pha, giữ lại cột chống an toàn cách nhau 3m.
– Với cốp pha giàn giáo chịu lực của kết cấu, chỉ được tháo dỡ khi bê tông đạt cường độ là 50% (7 ngày) với bản dầm, vòm có khẩu độ < 2m, đạt cường độ 70% (10 ngày) với bản, dầm, vòm có khẩu độ từ 2-8m, đạt cường độ 90% với bản dầm, vòm có khẩu độ lớn hơn 8m. Cần lưu ý đúng kỹ thuật để quá trình nghiệm thu diễn ra nhanh, gọn, lẹ.
Trên đây là tổng hợp những thông tin về cốp pha đầy đủ nhất, đừng quên like nếu bạn thấy hay, share ngay nếu bạn thấy bổ ích và để lại lời nhắn nếu muốn ý kiến hoặc bổ sung ý chưa đầy đủ nhé, chúng tôi sẽ thường xuyên theo dõi và phản hồi.
Mọi chi tiết thắc mắc xin vui lòng liên hệ số hotline 0962133277 hoặc để lại số điện thoại để được tư vấn cụ thể.
Địa chỉ: 57/8 Quốc Lộ 1A, Ấp Nam Lân, Bà Điểm, Hóc Môn, TPHCM