Cách thức thi công trần nhựa giả gỗ thế nào để hiệu quả và tiết kiệm chi phí nhất chính là điều mà nhiều người quan tâm trong thời gian gần đây. Và để giải đáp thắc mắc này thì Vật liệu An Vinh sẽ gợi ý với các bạn cách thức thi công được ứng dụng nhiều nhất hiện nay nhé.
Trần nhựa giả gỗ là gì?
Trần nhựa giả gỗ là một loại trần được làm từ các vật liệu bằng nhựa giả gỗ có kết cấu dạng tấm được sử dụng để ốp lên trần nhà. Nhờ đó mang tới một không gian sang trọng, thoáng mát và đẹp mắt cho ngôi nhà của bạn.
Đặc điểm nổi bật nhất của loại trần này là trọng lượng nhẹ, có khả năng chống ẩm, chống nước hiệu quả và đặc biệt không bị cong vênh, mối mọt trong suốt một khoảng thời gian dài sử dụng.
Các loại trần nhựa giả gỗ thường được sử dụng
Trong cách thức thi công trần nhựa giả gỗ hiện nay có nhiều loại khác nhau tuy nhiên xét theo thành phần cấu tạo thì chúng ta hiện có 3 loại trần phổ biến nhất ở trên thị trường. Cụ thể như sau:
Trần nhựa giả gỗ SPC
Còn được gọi là trần nhựa Composite với cấu tạo từ các thành phần nhựa PVC kết hợp cùng bột đá (Stone) tạo thành một chất liệu bền, cứng, có độ dẻo dai và linh hoạt cao phù hợp cho nhiều vị trí lắp trần nhà. Đặc điểm nổi bật của loại trần này là:
- Có hệ thống hèm khóa thông minh nên cực kỳ thuận tiện cho việc lắp đặt, ngay cả những vị trí ở trên cao.
- Có màu sắc, mẫu mã đa dạng, phong phú.
- Có khả năng chống nước, chống ẩm mốc cực tốt và không bị cong vênh sau thời gian sử dụng.
- Bề mặt được tráng phủ lớp sợi thủy tinh nên có khả năng chống trầy xước và hạn chế các loại vết bẩn.
Tuy nhiên nhược điểm của loại vật trần này là có giá thành khá cao và trọng lượng nặng hơn so với các loại trần nhựa giả gỗ khác.
Tấm Thạch Cao Gyproc Chịu Lực, Chịu Ẩm Tốt, Thi Công Siêu Nhanh
Trần nhựa giả gỗ PVC
Là loại trần nhựa có cấu tạo từ nhựa PVC cùng một số chất phụ gia khác để tạo ra tấm ốp trần có độ bền cao cùng khả năng cách điện tốt và chịu được nhiệt cao.
Loại trần này có màu sắc đơn giản nên phù hợp với những gia đình yêu thích sự đơn giản. Một số ưu điểm khi lắp trần nhựa giả gỗ PVC là:
- Trọng lượng nhé.
- Dễ thi công.
- Giá thi công trần nhựa giả gỗ PVC rẻ, phải chăng, phù hợp với nhiều gia đình.
Tuy nhiên nhược điểm của loại trần này là có khả năng chịu lực kém do độ cứng không cao và không có nhiều kiểu dáng để lựa chọn.
Trần nhựa giả gỗ WPC
Đây là loại trần được cấu tạo từ nhựa WPC với thành phần là các hạt nhựa PVC có gốc Vinyl kết hợp cùng bột gỗ sau đó được nung ở nhiệt độ cao để tạo thành một chất liệu có độ rắn chắc cao và có khả năng chịu lực tốt.
Ưu điểm của loại trần nhựa giả gỗ này là có khả năng chống nước tuyệt đối, có độ cứng cao cùng khả năng chống cháy lan cực tốt. Đặc biệt là mẫu mã đẹp, bề mặt giả gỗ cùng màu sắc bền lâu. Ngoài ưu điểm kể trên thì nhược điểm của loại trần này chính là giá thành khá cao.
Có thể bạn quan tâm
#Trần Nhà Nhựa Là Gì? Báo Giá Thi Công Tốt Nhất Hiện Nay
#Báo Giá Tấm Lam Nhựa Giả Gỗ Ốp Tường & Ngoài Trời Giá Rẻ Nhất
#15+ Nẹp Nhựa Giả Gỗ Đa Dạng | Thông Số & Báo Giá
Hướng dẫn cách thi công trần nhựa giả gỗ
Nếu bạn muốn có cách đóng trần nhựa tiết kiệm chi phí nhất thì ngay bây giờ hãy tham khảo theo 4 bước hướng dẫn dưới đây của Vật liệu An Vinh nhé:
Bước 1: Chuẩn bị vật tư
Đầu tư trước khi thi công thì chúng ta cần đo đạc chiều dài, chiều rộng của nền nhà (bởi nền nhà sẽ có diện tích bằng với trần nhà cần làm mái).
Đối với nhà có kích thước hình chéo hay hình tròn thì chúng ta cũng có thể ước chừng theo đúng diện tích làm chúng. Sau khi đo đạc xong chúng ta sẽ lên danh sách vật liệu được sử dụng để làm. Chẳng hạn như:
- Tấm ốp trần.
- Khung xương.
- Các dụng cụ hỗ trợ như thước Nivo, thước đo, dây bật mực, mực đánh dấu, máy bắn cốt laser, thang đứng hoặc giàn giáo.
Bước 2: Xác định vị trí cần lắp đặt trần gỗ nhựa cùng độ cao trần
Trong bước này chúng ta cần phải xác định vị trí lắp đặt trần gỗ nhựa, cụ thể như sau:
- Đối với mái tôn thì khoảng cách giữa trần và đỉnh mái tối thiểu phải cách nhau 1,5m.
- Đối với mái bê tông thì khoảng cách tối thiểu cần phải đạt được là 0,5m.
Để đo chiều cao trần nhà thì chúng ta sử dụng thước nivo hoặc laser để có thể đảm bảo được độ chính xác cao nhất. Dùng thước và dây bật mực để cân bằng mặt trần.
Bước 3: Lắp đặt khung xương cho trần nhà
Khung xương chính là phần quan trọng nhất quyết định tới chất lượng, mẫu mã của trần nhà mà bạn mong muốn. Khung xương sẽ giúp cho trần được cân bằng và vững chắc hơn vì thế đây là bước rất quan trọng trong cách lắp trần nhựa.
Tùy theo mẫu trần mà bạn muốn làm là trần phẳng, trần cấp hay trần thả mà chúng ta có thể xác định đúng vị trí cố định của khung xương. Sau khi xác định được vị trí lắp đặt trần nhựa thì nhân viên sẽ tiến hành lắp khung trần và cố định vào tường qua nẹp và đinh vít. Để đảm bảo độ chắc chắn của phào trần thì cần chú ý tới khoảng cách của lỗ đinh cần phải nhỏ hơn so với đinh vít ngoài khoảng 50cm.
Bước 4: Treo và cố định khung trần
Dùng khoan để khoan treo hoặc sử dụng dây thép chuyên dụng để treo khung trần tùy theo chất liệu của mái nhà. Lúc này bạn cần chú ý tới khoảng cách giữa các xương trong cần phải lớn hơn 80cm và cần nhỏ hơn 100cm còn khoảng cách giữa các xương ngang khoảng 2m – 3m mỗi xương.
Bước 5: Lắp đặt trần gỗ nhựa
Dựa theo khung xương vừa lắp mà chúng ta sẽ cắt các tấm gỗ nhựa sao cho thật khéo léo và có thể bắn vít tùy theo từng loại gỗ. Quá trình lắp ghép cần đảm bảo độ tỉ mỉ, chính xác. Đối với những tấm gỗ nhựa thừa thì cần sử dụng các loại dao chuyên dụng để cắt bỏ được các phần thừa. Chú ý khi cắt thì độ sai số sẽ dao động ở trong khoảng 5mm.
Như vậy bạn vừa hoàn thiện xong các bước thi công trần nhựa rồi đấy. Chúc các bạn thành công. Và nếu như các bạn muốn nhận thêm nhiều sự tư vấn cụ thể và chính xác hơn thì đừng ngần ngại, hãy để đội ngũ kiến trúc sư giàu kinh nghiệm của Vật liệu An Vinh giúp đỡ bạn nhé.