Trần panel được ứng dụng nhiều cho các công trình kho lạnh, phòng sạch, nhà xưởng,… và cho cả công trình nhà ở dân dụng. Vật liệu này không chỉ mang đến tính thẩm mỹ cao mà còn đáp ứng được các tiêu chuẩn và yêu cầu kỹ thuật. Do đó, đang trở thành sự lựa chọn hàng đầu của các chủ đầu tư.
Tấm trần panel là gì?
Tấm panel trần là vật liệu chuyên dùng để lợp trần mái nhằm gia tăng khả năng cách nhiệt, chống nóng và cách âm, chống ồn. Chúng có cấu tạo 3 lớp với 2 lớp tôn mạ ở ngoài và lớp lõi ở giữa. Lớp tôn mạ cứng cáp, không gỉ, bền với môi trường và thời tiết. Lớp lõi có tác dụng cách nhiệt và cách âm vượt trội.
Với các ưu điểm về cách nhiệt, cách âm, trọng lượng nhẹ, chịu lực tốt, đặc biệt là thuận tiện khi lắp đặt và tháo dỡ nên tấm trần panel rất được ưa chuộng. Sản phẩm đang dần dà thay thế các loại trần truyền thống và trở thành sự lựa chọn hàng đầu hiện nay. Nhất là những công trình đòi hỏi tiêu chuẩn chất lượng cao.
Tấm trần panel là vật liệu có tác dụng cách nhiệt, cách âm cho công trình, chuyên dùng để lợp trần mái
Báo giá thi công trần panel
Tấm trần panel cách nhiệt được ưa chuộng nhất hiện nay là panel EPS và panel PU. Hai loại vật liệu này có sự khác nhau về giá, vì vậy mà giá thi công lắp đặt cũng không giống nhau.
Dưới đây là báo giá thi công trần panel loại EPS và loại PU để bạn tham khảo. Từ đó có sự lựa chọn phù hợp với công trình.
STT | Sản phẩm trần panel | Đơn vị tính | Đơn giá (VNĐ) |
1 | Panel EPS dày 50mm | m2 | 170.000 – 245.000 |
2 | Panel EPS dày 75mm | m2 | 200.000 – 275.000 |
3 | Panel EPS dày 100mm | m2 | 210.000 – 285.000 |
4 | Panel PU dày 50mm | m2 | 515.000 – 585.000 |
5 | Panel PU dày 75mm | m2 | 615.000 – 680.000 |
6 | Panel PU dày 100mm | m2 | 695.000 – 790.000 |
Lưu ý: Báo giá trần panel trên mang tính chất tham khảo. Giá thực tế có thể thay đổi theo đơn giá tấm panel, phụ kiện, giá nhân công lắp đặt, đặc điểm công trình,… Bạn nên liên hệ trực tiếp với đơn vị cung cấp và thi công để được báo giá chính xác.
Giá thi công trần panel phụ thuộc vào giá vật liệu, phụ kiện, nhân công và đặc điểm công trình
Nên chọn trần panel EPS hay trần panel PU?
Trong số các loại trần panel hiện nay thì panel EPS và panel PU được nhiều người lựa chọn. Vậy điều gì khiến 2 loại vật liệu này được ưa chuộng? Nên chọn panel EPS hay panel PU cho công trình của mình
Trần panel EPS
Đây là tấm trần panel cách nhiệt có cấu tạo 3 lớp với 2 lớp mặt là tôn, lớp giữa là mút xốp EPS. Mút xốp EPS có tác dụng cách nhiệt và chống ồn vượt trội. Trọng lượng tiêu chuẩn của tấm panel EPS khoảng từ 11 – 40 kg/m3, rất nhẹ, thuận tiện cho việc vận chuyển và thi công.
Nếu sử dụng panel EPS cho trần sẽ giúp giảm tải công trình hiệu quả. Khi muốn nâng cấp, cải tạo hay tháo gỡ thì cũng rất đơn giản, dễ dàng. Với nhiều ưu điểm nổi bật, trần panel EPS được ứng dụng nhiều cho các công trình nhà ở, trường học, bệnh viện, kho xưởng, kho lạnh,…
Panel trần PU
Tấm panel trần PU cũng có cấu tạo 3 lớp với 2 lớp mặt là tôn, còn lớp giữa là lõi Polyurethane, có tác dụng bảo ôn, cách nhiệt, cách âm. So với panel EPS thì panel PU có tính năng vượt trội hơn với tuổi thọ rất cao.
Chính vì vậy, báo giá tấm panel trần PU thường sẽ cao hơn báo giá tấm panel EPS. Và vật liệu này thường được ứng dụng cho những công trình đòi hỏi tiêu chuẩn chất lượng cao. Chẳng hạn như phòng sạch, phòng thí nghiệm, phòng phẫu thuật, các kho lạnh bảo quản thực phẩm,…
Việc lựa chọn trần panel EPS hay PU tùy thuộc vào từng loại công trình cũng như khả năng tài chính của chủ đầu tư. Bởi mỗi tấm trần panel sẽ có những ưu, nhược điểm và giá thành khác nhau.
Tùy công trình và ngân sách mà chọn trần panel EPS hay PU cho phù hợp
Tìm hiểu quy trình thi công trần panel
Thực tế thì so với các loại trần khác, trần panel có quy trình thi công đơn giản. Bởi vật liệu này có trọng lượng nhẹ, kích thước chuẩn nên người thợ sẽ không mất nhiều thời gian hay công sức trong quá trình thi công lắp đặt.
- Đầu tiên, xác định vị trí cần thi công tấm panel cách nhiệt cho trần bằng cách dùng thước để đo và dùng bút để đánh dấu.
- Lắp khung sườn (khung xương) để gắn các tấm panel vào. Khung sườn thường là sắt cứng cáp, bao gồm các thanh ngang, thanh đứng và thanh chữ U. Những thanh này được liên kết với nhau bằng ốc vít chắc chắn.
- Cố định các vị trí treo đồ trên vách trần cẩn thận để đảm bảo an toàn trong quá trình sử dụng.
- Tiến hành lắp các tấm panel vào khung sườn và thực hiện bắn vít cố định.
- Hoàn thiện trần panel, đảm bảo các tấm panel được kín khít, chắc chắn.
Trên đây là ưu điểm và báo giá các loại trần panel được ưa chuộng nhất hiện nay. Nếu bạn quan tâm đến loại vật liệu này và có nhu cầu lắp đặt, đừng quên liên hệ với Vật Liệu An Vinh để được tư vấn và hỗ trợ nhanh nhất.