Trần thạch cao giật cấp kín hiện đang là một loại trần được sử dụng cho rất nhiều công trình khác nhau. Tuy nhiên vẫn có nhiều người vẫn chưa nắm rõ khái niệm về loại trần này cũng như ưu, nhược điểm của nó.
Vậy thì ngay bây giờ chúng ta hãy cùng Vật liệu An Vinh tìm hiểu cụ thể thông qua bài viết dưới đây nhé.
Trần thạch cao giật cấp kín là gì?
Trần thạch cao giật cấp kín còn được biết đến với tên gọi là trần thạch cao giật cấp liền. Đây là một loại trần nhà có bề mặt được cấu tạo từ nhiều lớp khác nhau, thường là từ 2 – 3 lớp. Các lớp này được thi công kín hoàn toàn và không tạo ra các khe hở.
Loại trần này có tính thẩm mỹ cực cao và thường được tạo thành nhiều hình, nhiều khối với các mẫu mã đa dạng khác nhau để làm tăng vẻ đẹp cho trần nhà. Với những ngôi nhà có thiết kế trần này sẽ mang lại cảm giác thông thoáng hơn, sâu hơn…
Chúng ta sẽ dựa theo chất liệu cấu tạo để phân trần thạch cao kín này thành nhiều loại khác nhau như:
- Trần thông thường.
- Trần chịu nước, chịu ẩm.
- Trần thạch cao cấp kín…
Ưu, nhược điểm của trần giật cấp kín
Ưu điểm của trần giật cấp kín
Sở dĩ loại trần này đang trở nên phổ biến và được nhiều chủ đầu tư áp dụng cho công trình của mình bởi nó sở hữu rất nhiều ưu điểm vượt trội như:
- Trần có tính thẩm mỹ cực tốt với những hình khối vô cùng độc đáo ở trên trần nhà. Nhờ đó giúp cho không gian nhà bớt nhàm chán, đơn điệu.
- Khi thi công trần thạch cao giật cấp kín cho phòng ngủ, phòng khách hay phòng bếp sẽ mang tới cảm giác ấm cúng đầy tính nghệ thuật.
- Trần có khả năng chống cháy cao vì vậy mang lại sự an toàn tuyệt đối cho người sử dụng.
- Khả năng cách âm của trần cực tốt có thể giảm tới 70% tiếng ồn xâm nhập vào không gian sống.
- Giúp cho không khí trong nhà trở nên mát mẻ hơn với khả năng chống nhiệt của mình.
- Giá thành phải chăng, giúp giảm thi phí thi công trần nhà mà vẫn đảm bảo chất lượng cho công trình.
- Tuổi thọ công trình cao với độ bền trên 10 năm.
- Quá trình bảo trì, bảo dưỡng dễ dàng, không tốn quá nhiều chi phí.
Xem thêm: #Báo Giá Tấm Cemboard | Chính Sách Bán Hàng Tốt Nhất 2022
Nhược điểm trần giật cấp kín
Bên cạnh những ưu điểm mà Vật liệu An Vinh vừa bật mí ở trên thì điểm hạn chế của trần giật cấp kín chính là không thể thiết kế đèn điện hắt vào. Điều này sẽ làm hạn chế một phần ánh sáng cung cấp cho công trình. Khiến cho không gian chưa có được độ sáng như mong muốn.
Có thể bạn quan tâm
#Cách Làm Trần Thạch Cao Giật Cấp Chi Tiết Nhất
#15+ Mẫu Trần Thạch Cao Giả Gỗ Sang Trọng Nhất Hiện Nay
#Có Nên Làm Trần Thạch Cao Không? Loại Nào Tốt Nhất ?
Giá thành thi công trần giật cấp kín
Giá thành để thi công loại trần này dao động từ 150.000 – 200.000 VNĐ/m2 trong đó trần thạch cao cấp kín được làm từ chất liệu tốt có khả năng chịu nước, chịu nhiệt cao như tấm duraflex 6mm, sẽ có mức giá cao hơn.
Ngoài ra để thi công loại trần này chúng ta cũng phải tính toán thêm các loại phụ phí khác như sơn, bả…với mức chi phí khoảng 50.0000 VNĐ/m2.
Hướng dẫn cách thức thi công trần thạch cao giật cấp kín
So với loại trần thạch cao nổi và chìm thì trần thạch cao giật cấp sẽ đòi hỏi sự tỉ mỉ, chính xác và các yếu tố kỹ thuật cao. Điều này yêu cầu đội ngũ thi công phải có trình độ kỹ thuật và tay nghề tốt. Nếu bạn là chủ đầu tư thì bạn hoàn toàn có thể tham khảo quy trình thi công mà chúng tôi sẽ bật mí dưới đây để giám sát đội ngũ thợ của mình:
Bước 1: Cố định khung xương
Do hệ xương sẽ giúp tạo ra những hình dáng, mẫu mã cho mái trần nên đây là công đoạn cực kỳ quan trọng và nó đòi hỏi phải có độ chính xác cao theo đúng bản vẽ thiết kế.
Trong bước này, đội ngũ thi công sẽ cố định hệ khung xương lên trần và tường nhà.
Bước 2: Cố định tấm thạch cao
Các tấm thạch cao sẽ được cố định lần lượt vào hệ khung xương. Đầu tiên người thợ thi công sẽ cắt gọt và tạo hình tấm thạch cao sao cho phù hợp nhất với bản vẽ thiết kế. Sau khi ra được những tấm thạch cao ưng ý sẽ tiến hành cố định chúng vào khung xương.
Bước 3: Tạo ra bề mặt bằng phẳng
Trong bước này thì đội ngũ thợ thi công sẽ bả matit kỹ vào các mối nối trên trần thạch cao và tại những nơi có ốc vít cố định. Công đoạn này cũng cần phải diễn ra thật cẩn thận để có thể tạo nên những mẫu trần thạch cao giật cấp kín đẹp, bằng phẳng, nhẵn bóng và mang lại một vẻ đẹp hoàn hảo cho công trình.
Bước 4: Sơn bả và trang trí
Đây là công đoạn cuối cùng khi thi công trần thạch cao giật cấp kín. Đơn vị thi công sẽ tiến hành sơn bả và trang trí trần nhà bằng hệ thống đèn Led và đèn chùm.
Trên đây là những thông tin về trần thạch cao giật cấp kín đang được ứng dụng khá nhiều tại các công trình khác nhau trong đời sống. Hy vọng với những chia sẻ này của Vật liệu An Vinh sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về loại trần này và có được một công trình trần nhà theo đúng như ý muốn.