trần thạch cao hình tròn

#15+ Mẫu Trần Thạch Cao Hình Tròn Thiết Kế Đẹp Mắt

Trần thạch cao hình tròn hiện nay đang là sự lựa chọn hoàn hảo vì tính thẩm mỹ và yếu tố phong thủy của mình. Vậy mẫu trần này là gì? Vì sao nó lại được ưa chuộng đến vậy? Đâu là mẫu trần đẹp nhất?

Để trả lời những câu hỏi này thì ngay bây giờ mời các bạn hãy cùng Vật liệu xây dựng An Vinh khám phá qua bài viết dưới đây nhé.

Trần thạch cao tròn là gì?

trần thạch cao hình tròn

Trần thạch cao tròn là một dạng trần được cấu tạo bởi nhiều lớp vật liệu để tạo thành một hay vài hình tròn ở giữa trần. Trần chính là sự kết hợp giữa khung trần và những tấm thạch cao. Trần được cấu tạo bởi 3 bộ phận chính là:

  • Khung xương thạch cao.
  • Tấm thạch cao.
  • Sơn bả.

Vì sao trần thạch cao hình tròn lại được ưa chuộng?

Nếu xét theo yếu tố phong thủy thì thiết kế trần thạch cao hình tròn sẽ mang tới sự sung túc, thịnh vượng và may mắn. Bên cạnh đó hình tròn còn là biểu tượng cho sự trọn vẹn, hạnh phúc của gia đình. Bên cạnh đó, hình tròn còn là đại diện cho mặt trời – là vật tạo ra năng lượng tích cực cho cả gia đình. 

trần thạch cao hình tròn

Còn khi xét về khía cạnh thẩm mỹ thì hình tròn với những đường nét uyển chuyển, mềm mại của mình sẽ góp phần tạo ra một nét đẹp khác biệt cho không gian. Với đặc tính mềm mại đó mà trần thạch cao hình tròn có thể phù hợp với nhiều không gian khác nhau, dung hòa ở trong mọi thiết kế dù đó là thiết kế góc cạnh nhất của các kiến trúc sư cá tính.

Với 2 lý giải trên thì có lẽ bạn đã hiểu vì sao trần thạch cao được làm theo hình tròn lại được nhiều người yêu thích đến vậy đúng không nào?

Có thể bạn quan tâm

#Cách Làm Trần Thạch Cao | Quy Trình & Biện Pháp Thi Công

#Tấm Thạch Cao Chống Ẩm | Ưu Điểm | Báo Giá Sỉ & Lẻ

#Mặt Cắt Trần Thạch Cao | Cấu Tạo & Bản Vẽ Chi Tiết

Các mẫu trần thạch cao hình tròn đẹp nhất hiện nay

Hiện nay trên thị trường chúng ta có rất nhiều loại trần thạch cao khác nhau tùy theo công năng sử dụng như trần chống ẩm, trần cách âm, trần chống cháy…

Dưới đây là một số mẫu trần thạch cao hình tròn được nhiều người yêu thích là lựa chọn nhiều nhất mà bạn có thể tham khảo.

trần thạch cao hình tròn

Từ trước tới nay mẫu trần thạch cao giật cấp hình tròn chính là thiết kế mang lại sự ấn tượng cho nhiều gia đình. Và với thiết kế như trên ảnh thì chỉ cần kết hợp trần cùng một chiếc đèn chùm dài theo phong cách cổ điển của Châu Âu là đã mang lại sự sang trọng, tinh tế và lịch sự cho không gian nơi đây.

trần thạch cao hình tròn

Nếu bạn yêu thích biển và thích màu xanh của trời mây thì hãy đến với mẫu thiết kế trần thạch cao giật cấp hình tròn màu xanh dương nhé. Chắc chắn đây sẽ là một công trình phù hợp cho những ai yêu thích sự năng động, trẻ trung, sáng tạo đặc biệt là yêu thiên nhiên và thích sự phá cách đó.

trần thạch cao hình tròn

Với sắc đỏ tươi kết hợp cùng các họa tiết ấm nóng sẽ phù hợp với những không gian sảnh của một khách sạn. Thiết kế đèn màu sáng trắng sẽ mang tới sự lịch sự, ấm áp và sang trọng cho không gian sinh hoạt nơi đây.

trần thạch cao hình tròn

Cũng giống như mẫu trần thạch cao hình tròn ở trên thì đây cũng là sản phẩm phù hợp với những bạn yêu thích biển cả và trời mây. Nhưng thiết kế này không phải là sự phá cách độc đáo mà nó mang tới cảm giác nhẹ nhàng, thư giãn giống như đang lạc bước vào xứ sở thần tiên. Đây chắc chắn sẽ là sự gợi ý tuyệt vời cho một không gian phòng ngủ yên tĩnh và lãng mạn.

trần thạch cao hình tròn

Một thiết kế trần thạch cao giật tròn phù hợp với những ngôi nhà ống. Với sự kết hợp của nền trắng cùng màu xanh dịu mát của đèn neon sẽ giúp cho không gian nơi đây trở nên nhẹ nhàng nhưng lại không kém phần tinh tế.

trần thạch cao hình tròn

Nếu bạn yêu thích phong cách cổ điển tinh tế, sang trọng và lịch sự của Pháp thì mẫu trần thạch cao giật cấp hình tròn ở trên sẽ là sự lựa chọn hoàn hảo dành cho bạn. Phong cách thiết kế này còn được gọi là phong cách thiết kế hoàng gia.

trần thạch cao hình tròn

Một thiết kế trần thạch cao hình tròn kết hợp cùng với các hoa văn, họa tiết chìm kết hợp cùng với những chiếc đèn chùm mang phong cách cổ điển của Châu Âu sẽ tạo ra một không gian phòng khách giống như các cung điện của thời Hy Lạp hay trung cổ Châu Âu.

trần thạch cao hình tròn

Nếu bạn yêu thích sự uốn lượn mềm mại thì hãy để ý tới mẫu thiết kế trần thạch cao này nhé. Một chiếc trần thạch cao giật cấp hình tròn sẽ là điểm nhấn cho không gian nơi đây thêm sang trọng và lịch sự hơn đó.

trần thạch cao hình tròn

Với những đường nét uốn lượn uyển chuyển, mềm mại lấy khối tròn của trần thạch cao làm trung tâm cùng với sự kết hợp của đèn hắt neon màu vàng – trắng sẽ tạo ra một cảm giác nhẹ nhàng, thư thái ở trong chính không gian của gia đình mình. 

trần thạch cao hình tròn

Nếu nhà bạn có diện tích nhỏ thì mẫu trần thạch cao giật cấp hình tròn chính là giải pháp rất lý tưởng và hợp lý cho những gia chủ đang phân vân không biết nên lựa chọn thiết kế nào để đảm bảo được tính thẩm mỹ cho phòng khách.

trần thạch cao hình tròn

Nếu bạn là người đam mê bộ môn thể thao vua thì hãy nghiên cứu thêm mẫu trần thạch cao hình tròn này nhé. Đây chắc chắn là một công trình giúp bạn thể hiện được cá tính, sở thích và đam mê của bản thân đó.

Bên cạnh các thiết kế trần thạch cao hình tròn ở trên thì bạn có thể tham khảo theo một số gợi ý dưới đây:

trần thạch cao hình tròn

Mẫu trần tròn độc đáo cho phòng ngủ

trần thạch cao hình tròn

Trần hình tròn cách điệu cho phòng ngủ của bé

trần thạch cao hình tròn

Trần thạch cao giật cấp hình tròn độc đáo cho không gian phòng khách

Hy vọng với những gợi ý trên của Vật liệu An Vinh sẽ giúp quý khách hàng thân yêu của chúng tôi tìm được một thiết kế trần thạch cao hình tròn phù hợp với sở thích, cá tính cũng như không gian của gia đình mình nhé. Và nếu bạn cần thêm bất cứ sự gợi ý nào thì đừng ngần ngại hãy liên hệ ngay với chúng tôi. Chúng tôi tin chắc rằng với kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực xây dựng, chúng tôi sẽ là người bạn đồng hành đáng tin cậy của mọi công trình.

cách làm trần thạch cao

#Cách Làm Trần Thạch Cao | Quy Trình & Biện Pháp Thi Công

Bạn đang muốn tự tay làm cho gia đình mình một sản phẩm trần thạch cao hay đơn giản bạn chỉ đang muốn tìm hiểu về cách làm trần thạch cao thế nào? Đơn giản hay phức tạp.

Vậy thì mời các bạn hãy theo dõi ngay bài viết dưới đây của Vật liệu An Vinh để tự mình tìm thấy câu trả lời chính xác nhất nhé.

Cấu tạo của trần thạch cao

Đầu tiên để hiểu rõ về cách làm trần thạch cao thì chúng ta cần phải hiểu rõ cấu tạo của loại trần này như thế nào? Nó được liên kết với nhau bằng gì và các bước làm ra sao đúng không?

cách làm trần thạch cao

Về cấu tạo của trần thạch cao thật ra khá đơn giản thôi, đây là một hệ thống trần bao gồm các bộ phận được liên kết với nhau như:

  • Tấm thạch cao.
  • Khung xương thạch cao.
  • Phụ kiện treo hệ thống trần.

Thông thường đầu tiên sẽ là hệ thống treo từ mái kèo hoặc trần bê tông xuống tiếp theo là hệ thống khung xương. Cuối cùng chúng ta sẽ liên kết các tấm thạch cao lại với nhau.

Có thể bạn quan tâm

#21+ Mẫu Trần Thạch Cao Phòng Bếp Hiện Đại Nhất Hiện Nay

#Tấm Thạch Cao Chống Ẩm | Ưu Điểm | Báo Giá Sỉ & Lẻ

#Mặt Cắt Trần Thạch Cao | Cấu Tạo & Bản Vẽ Chi Tiết

Biện pháp thi công trần thạch cao

Hiện nay chúng ta có 2 loại trần thạch cao là trần thạch cao chìm và trần thạch cao thả nổi. Biện pháp thi công của 2 loại trần này là hoàn toàn khác nhau. Chính vì thế ngay bây giờ chúng ta hãy tiếp tục cùng nhau tìm hiểu về biện pháp thi công từ loại trần nhé.

Cách làm trần thạch cao chìm

Quy trình thi công đối với trần thạch cao thả chìm này sẽ trải qua 7 công đoạn như sau:

Xác định độ cao của trần

cách làm trần thạch cao

Trong công đoạn này chúng ta thực hiện như sau:

Bước 1: Sử dụng tia laser hoặc ống Nivo để xác định được chiều cao của trần. Thông thường chúng ta sẽ lấy điểm thấp nhất để làm độ cao chuẩn.

Bước 2: Đánh dấu vị trí mặt bằng trần ở trên tường, vách hoặc cột. Thông thường nên lấy cao độ ở bên dưới khung trần.

Cố định thanh viền tường

cách làm trần thạch cao

Tùy theo chất lượng của bề mặt tường và trong công đoạn này chúng ta sẽ sử dụng các phương pháp cố định khác nhau. Chẳng hạn như khoan bê tông, đóng đinh rồi sau đó đóng nở nhựa và bắt vít. 30cm chính là khoảng cách để đảm bảo được độ chắc chắn của trần thạch cao.

Khoan treo ty, treo hệ thống đỡ trần

Đối với công đoạn này chúng ta cần phải chuẩn bị đầy đủ các phụ kiện để treo như nở cối, ty zen, Ecu hoặc pat treo, tắc kê, tender, dây thép. Sau đó tùy theo mặt trần bê tông hoặc xà gồ để xác định chiều treo thanh chính. Thường thì khoảng cách treo sẽ giao động từ 800 – 1000mm.

Lắp đặt các thanh chính và thanh phụ

Đây là bước hết sức quan trọng trong biện pháp thi công trần thạch cao. Phương pháp thực hiện thực hiện là chúng ta sử dụng các điểm treo ty trước đó để cố định thanh chính. Tiếp theo lắp ghép các thanh phụ vào thanh chính chú ý đảm bảo đúng theo khoảng cách đã quy định.

Cuối cùng là cân chỉnh thăng bằng của hệ thống khung xương.

 Liên kết tấm thạch cao vào khung xương

cách làm trần thạch cao

Bước này là bước giúp chúng ta dùng vít chuyên dụng, thường là loại vít 2,5cm để liên kết các tâm vào các thanh phụ. Chú ý khoảng cách giữa các vít không được quá 30cm và trong quá trình bắn tấm thạch cao thì bạn nên xếp sole các tấm với thanh xương phụ.

Xử lý mối nối

Dùng băng keo lưới để xử lý mối nối các tấm thạch cao. Sau đó tại các mối nối dán keo đó chúng ta dùng bột chuyên dụng để trét vào.

Sơn bả hoàn thiện sản phẩm

cách làm trần thạch cao

Muốn có một công trình trần thạch cao đẹp thì chúng ta cần phải sử sơn bả như sau:

  • Bước 1: Bả bột chuyên dụng 2 lớp trong đó lớp 1 cách lớp 2 khoảng 6 tiếng.
  • Bước 2: Sau khi bột bả đã khô hoàn toàn tiến hành đánh giấy ráp trần để tạo độ phẳng.
  • Bước 3: Sơn phối màu để hoàn thiện sản phẩm.

Vậy là bạn đã hoàn thiện xong quy trình thi công trần thạch cao chìm rồi đó. Cũng khá đơn giản đúng không nào?

Cách làm trần thạch cao thả

Nếu bạn đã biết về cách làm trần thạch cao chìm rồi thì đối với trần thạch cao thả khá dễ dàng bởi các bước thi công sẽ ít hơn.

Quá trình thực hiện sẽ trải qua 5 công đoạn trong đó công đoạn 1, 2, 3 sẽ giống như biện pháp thi công trần thạch cao chìm bên trên. Do đó Vật liệu An Vinh sẽ bật mí cách làm từ công đoạn thứ 4 nhé.

Lắp đặt thanh chính cùng thanh phụ

cách làm trần thạch cao

Trong công đoạn này chúng ta có 3 bước thực hiện như sau:

Bước 1: Tại các điểm khoan treo ty trước đó tiến hành lắp thanh chính.

Bước 2: Lắp đặt thanh phụ vào các thanh chính với khoảng cách giữa các ô là 600×600.

Bước 3: Tiến hành cân chỉnh thăng bằng hệ thống khung xương.

 Lắp đặt tấm thạch cao

cách làm trần thạch cao

Trong công đoạn này bạn hãy thả tấm thạch cao lên giữa các ô giữa thanh chính và thanh phụ là xong.

Như vậy là bạn đã hoàn thiện xong cách làm trần thạch cao đối với các 2 loại trần rồi đó. Thật đơn giản và dễ dàng đúng không nào? Chúc các bạn thành công và có được một công trình thật đẹp.

 

Khả Năng Chịu Lực Của Tấm Cemboard: Tất Tần Tật Thông Tin Cần Biết

Tấm Cemboard đã trở thành một trong những vật liệu được sử dụng phổ biến nhờ khả năng chịu lực, độ bền cao, cùng tính linh hoạt vượt trội. Với thành phần chính từ xi măng, sợi cellulose, và các phụ gia, tấm Cemboard không chỉ ứng dụng được trong làm sàn, vách ngăn, trần mà còn mang lại nhiều giải pháp kinh tế và hiệu quả cho các công trình dân dụng lẫn công nghiệp.

Khi lựa chọn vật liệu xây dựng, khả năng chịu lực luôn là yếu tố tiên quyết mà bất kỳ nhà đầu tư hay kỹ sư nào cũng quan tâm. Việc hiểu rõ về khả năng chịu lực của tấm Cemboard giúp bạn đưa ra quyết định đúng đắn, đảm bảo chất lượng và độ bền của công trình theo thời gian.

Vật Liệu An Vinh sẽ cung cấp đầy đủ thông tin chi tiết về các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng chịu lực, thông số kỹ thuật, ứng dụng thực tế, cũng như so sánh tấm Cemboard với các loại vật liệu xây dựng khác.

1. Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng chịu lực của tấm Cemboard

1.1 Độ dày

Khả năng chịu lực của tấm Cemboard phụ thuộc rất lớn vào độ dày của tấm. Tấm Cemboard dày hơn thường có khả năng chịu lực cao hơn nhờ cấu trúc vững chắc và khả năng chống chịu tải trọng tốt hơn. Ví dụ, tấm Cemboard 16mm thường được sử dụng làm sàn bằng tấm Cemboard cho các công trình yêu cầu khả năng chịu lực lớn, trong khi các tấm mỏng hơn như 6mm thường phù hợp làm trần hoặc vách ngăn nhẹ. Tuy nhiên, việc lựa chọn độ dày còn phụ thuộc vào mục đích sử dụng và yêu cầu thiết kế cụ thể của công trình.

1.2 Kích thước

Kích thước của tấm Cemboard chịu lực cũng là yếu tố quan trọng cần xem xét. Các tấm có kích thước lớn, ví dụ 1220x2440mm, cung cấp diện tích sử dụng rộng rãi hơn, giúp giảm thiểu số lượng mối nối và thời gian thi công. Tuy nhiên, kích thước lớn cũng khiến tấm dễ bị võng hơn khi không có hệ khung xương hỗ trợ đủ chắc chắn. Ngược lại, tấm nhỏ hơn sẽ ít bị võng hơn nhưng có thể tăng chi phí lắp đặt do cần nhiều tấm hơn.

1.3 Thành phần cấu tạo

Thành phần cấu tạo của tấm Cemboard bao gồm xi măng, sợi cellulose, cát siêu mịn, và các chất phụ gia. Mỗi thành phần đóng vai trò riêng trong việc tăng khả năng chịu lực:

  • Xi măng: Đảm bảo độ cứng và chịu nén.
  • Sợi cellulose: Tăng tính linh hoạt và khả năng chống nứt.
  • Cát siêu mịn: Giúp tăng độ mịn bề mặt và khả năng chịu tải. Nhờ sự kết hợp này, tấm xi măng chịu lực không chỉ bền bỉ mà còn có khả năng chống nước và chống cháy hiệu quả, đáp ứng các yêu cầu khắt khe trong xây dựng.

1.4 Phương pháp sản xuất

Quy trình sản xuất của tấm Cemboard gồm các bước: trộn nguyên liệu, đổ khuôn, ép thủy lực, sấy khô ở nhiệt độ 1300°C và làm nguội. Sự khác biệt giữa các phương pháp sản xuất ảnh hưởng lớn đến khả năng chịu lực của tấm Cemboard:

  • Ép đùn: Tạo ra các tấm nhẹ hơn, phù hợp cho làm trần.
  • Ép nén: Tạo ra các tấm có mật độ cao, chịu lực tốt hơn, thường được dùng làm sàn.

1.5 Mật độ

Mật độ của tấm Cemboard chịu lực quyết định đến khả năng chịu tải và độ bền. Các tấm Cemboard có mật độ cao (trung bình từ 1200 – 1500 kg/m³) sẽ chịu được tải trọng lớn hơn so với các tấm mật độ thấp. Tuy nhiên, mật độ cao đồng nghĩa với trọng lượng lớn hơn, đòi hỏi hệ thống khung xương hỗ trợ vững chắc để tránh bị võng hoặc cong.

1.6 Hỗ trợ kết cấu

Hệ khung xương đóng vai trò quan trọng trong việc nâng đỡ và phân bổ tải trọng lên tấm Cemboard. Khoảng cách giữa các thanh đỡ trong hệ khung, loại vật liệu làm khung (thép, nhôm hoặc gỗ) đều ảnh hưởng đến hiệu quả chịu lực của tấm. Ví dụ, với sàn bằng tấm Cemboard, khoảng cách giữa các thanh đỡ không nên vượt quá 400mm để đảm bảo tải trọng được phân bổ đồng đều, tránh hiện tượng võng hoặc nứt vỡ.

2. Thông số kỹ thuật về khả năng chịu lực của tấm Cemboard

2.1 Tải trọng phân bố đều cho phép

Tải trọng phân bố đều là tải trọng được phân bổ đồng đều trên toàn bộ bề mặt của tấm Cemboard, giúp giảm áp lực tại một điểm cụ thể và tăng độ ổn định. Theo thông số kỹ thuật, khả năng chịu tải của tấm Cemboard chịu lực thay đổi tùy thuộc vào độ dày của tấm và khoảng cách khung đỡ:

  • Độ dày 12mm: chịu tải 450 kg/m² với khung 40cm x 40cm, và 150 kg/m² với khung 60cm x 60cm.
  • Độ dày 16mm: chịu tải 770 kg/m² với khung 40cm x 40cm, và 320 kg/m² với khung 60cm x 60cm.
  • Độ dày 20mm: chịu tải 1300 kg/m² với khung 40cm x 40cm, và 600 kg/m² với khung 60cm x 60cm.

Điều này cho thấy, việc sử dụng tấm Cemboard dày hơn và khung đỡ nhỏ hơn sẽ giúp tăng đáng kể khả năng chịu tải khi phân bố đều trên bề mặt.

2.2 Tải trọng tập trung cho phép

Tải trọng tập trung là tải trọng được đặt tại một điểm duy nhất trên bề mặt của tấm xi măng chịu lực. Đây là yếu tố quan trọng khi tấm Cemboard phải chịu lực từ các vật nặng như nội thất hoặc thiết bị đặt tập trung vào một khu vực nhỏ. Ví dụ: với tấm Cemboard dày 16mm, tải trọng tập trung cho phép thường dao động khoảng 150-200 kg tại một điểm, tùy thuộc vào hệ khung đỡ bên dưới.

2.3 Độ võng cho phép

Độ võng là mức độ cong xuống của tấm Cemboard chịu lực khi chịu tải. Để đảm bảo an toàn và tính thẩm mỹ cho công trình, độ võng thường không được vượt quá giới hạn cho phép, thường nằm trong khoảng L/240, tức là chiều dài của tấm chia cho 240.

  • Ví dụ: Với tấm Cemboard dài 2,4m, độ võng tối đa cho phép sẽ khoảng 10mm.
    Nhờ khả năng chịu lực vượt trội, tấm Cemboard có độ võng thấp hơn nhiều so với các vật liệu như thạch cao hay gỗ dán, đặc biệt khi được lắp đặt trên hệ khung đúng tiêu chuẩn.

2.4 Mô-đun đàn hồi

Mô-đun đàn hồi (Elastic Modulus) của tấm Cemboard được đo theo tiêu chuẩn ASTM C 1185, đạt 4.500 N/mm². Đây là chỉ số thể hiện khả năng chống biến dạng đàn hồi của tấm dưới tác động của lực.

  • Chỉ số này càng cao, tấm càng bền chắc và ít bị biến dạng khi chịu tải. Với chỉ số 4.500 N/mm², tấm Cemboard chịu lực phù hợp cho các ứng dụng đòi hỏi khả năng chịu tải cao và độ ổn định trong thời gian dài.

3. Ứng dụng của tấm Cemboard dựa trên khả năng chịu lực

3.1 Làm sàn

Nhờ khả năng chịu lực của tấm Cemboard vượt trội, sản phẩm này thường được sử dụng để làm sàn nhà, sàn gác xép, và các công trình cần tải trọng lớn. Với độ dày đa dạng, từ 12mm đến 20mm, tấm Cemboard chịu lực có thể chịu tải trọng phân bố đều từ 450 kg/m² (độ dày 12mm) đến 1300 kg/m² (độ dày 20mm) khi được lắp đặt trên hệ khung có khoảng cách tiêu chuẩn.

Ví dụ: Trong một công trình nhà ở, nếu sử dụng sàn bằng tấm Cemboard dày 16mm và hệ khung 40cm x 40cm, tấm có thể chịu tải trọng lên đến 770 kg/m², phù hợp để đặt đồ nội thất hoặc thiết bị gia đình nặng như tủ lạnh, máy giặt. Điều này giúp đảm bảo tính bền vững và an toàn cho công trình.

3.2 Làm tường

Tấm Cemboard cũng được ứng dụng phổ biến trong việc làm vách ngăn nội thấttường ngoài nhờ khả năng chịu lực và chống ẩm tốt.

  • Với vách ngăn nội thất, tấm xi măng chịu lực dày từ 8mm – 12mm có thể chịu được các tác động va đập thông thường, đảm bảo độ bền và tuổi thọ cao.
  • Với tường ngoài, tấm dày từ 14mm – 18mm giúp tăng khả năng chịu lực của bức tường khi chịu tác động từ gió mạnh hoặc rung chấn nhẹ.

Ví dụ: Một bức tường được lắp đặt bằng tấm Cemboard chịu lực dày 16mm, có thể chịu tải trọng tập trung lên đến 150 kg tại một điểm, phù hợp với các ứng dụng công nghiệp hoặc nhà xưởng.

3.3 Làm trần

Khi được sử dụng làm trần nhà, tấm Cemboard không chỉ đảm bảo khả năng chịu lực mà còn giảm thiểu độ võng nhờ mật độ vật liệu cao.

  • Tấm Cemboard dày 6mm – 8mm thường được sử dụng cho các trần nhà nhẹ, với khả năng chịu tải từ 30 – 50 kg/m² khi được lắp đặt trên hệ khung thép hoặc nhôm.

Ví dụ: Với một phòng khách rộng 20m², nếu sử dụng tấm Cemboard chịu lực dày 8mm và khung thép tiêu chuẩn, trần nhà có thể chịu tải từ các thiết bị treo như đèn chùm hoặc quạt trần mà không gây võng hay cong vênh.

3.4 Ứng dụng khác

Ngoài các ứng dụng phổ biến trên, tấm Cemboard chịu lực còn được sử dụng trong các hạng mục khác như:

  • Lót mái: Đảm bảo khả năng chống thấm và chịu được sức gió mạnh.
  • Lót sàn tầng thượng: Giúp cách nhiệt và chống nóng hiệu quả.
  • Ốp tường chống cháy: Nhờ khả năng chịu nhiệt lên đến 600°C trong 150 phút, tấm Cemboard là lựa chọn lý tưởng cho các công trình đòi hỏi yêu cầu an toàn cháy nổ.

4. So sánh khả năng chịu lực của Cemboard với các vật liệu khác

4.1 Tấm Cemboard và gỗ công nghiệp

  • Tấm Cemboard có khả năng chịu tải từ 500 – 1300 kg/m², vượt trội so với gỗ công nghiệp chỉ đạt 150 – 300 kg/m².
  • Ngoài ra, tấm Cemboard chịu lực còn chống nước và mối mọt tốt hơn, phù hợp cho các khu vực ẩm ướt như nhà tắm hoặc sân thượng.

4.2 Tấm Cemboard và thạch cao

  • So với thạch cao, tấm xi măng chịu lực có khả năng chịu tải gấp 5 – 10 lần (thạch cao chịu dưới 100 kg/m²).
  • Tấm Cemboard cũng chống cháy, chống ẩm tốt hơn, không bị cong vênh khi tiếp xúc với nước, trong khi thạch cao dễ bị hỏng nếu gặp môi trường ẩm.

4.3 Tấm Cemboard và bê tông

  • So với bê tông, tấm Cemboard nhẹ hơn nhiều (giảm đến 50% trọng lượng), giúp giảm tải trọng cho công trình mà vẫn đảm bảo khả năng chịu lực tốt.
  • Tấm Cemboard cũng dễ lắp đặt, cắt gọt hơn, tiết kiệm thời gian và chi phí thi công.

Tấm Cemboard là lựa chọn tối ưu cho các công trình hiện đại nhờ khả năng chịu lực vượt trội, độ bền cao, và tính linh hoạt trong nhiều ứng dụng. Việc hiểu rõ các yếu tố ảnh hưởng, thông số kỹ thuật và so sánh với các vật liệu khác sẽ giúp bạn đưa ra quyết định chính xác khi lựa chọn sản phẩm.

Để đảm bảo hiệu quả và chất lượng công trình, hãy liên hệ Vật Liệu An Vinh, nơi cung cấp các sản phẩm tấm Cemboard chịu lực chính hãng, giá tốt cùng đội ngũ tư vấn chuyên nghiệp sẵn sàng hỗ trợ bạn!

THÔNG TIN LIÊN HỆ:

Vật Liệu An Vinh

Địa chỉ: 18A, Cư Xá Bà Điểm, xã Bà Điểm, Huyện Hóc Môn, TP HCM

SĐT: 0962 133 277

Website: https://vatlieuanvinh.com/

Email: vatlieuanvinh@gmail.com

Facebook: https://www.facebook.com/anvinhsmartwood

Youtube: https://www.youtube.com/@vatlieuanvinh2563

tấm cemboard

#Ưu & Nhược Điểm Của Tấm Cemboard Và Cách Khắc Phục Tốt Nhất

Với những ai mới biết đến tấm xi măng Cemboard thì vấn đề mà mọi người quan tâm đó chính là ưu nhược điểm của tấm cemboard là gì và cách khắc phục những nhược điểm đó ra sao đúng không nào?

Để giúp mọi người trả lời câu hỏi này thì ngay bây giờ chúng ta hãy cùng Vật liệu An Vinh khám phá qua bài viết dưới đây nhé. Chắc chắn chúng tôi sẽ không khiến bạn cảm thấy thất vọng khi bỏ thời gian tìm hiểu đâu đó.

Ưu điểm của tấm Cemboard

nhược điểm của tấm cemboard

Trước khi tìm hiểu về ưu nhược điểm của tấm cemboard thì chúng ta hãy cùng nhau phân tích ưu điểm của vật liệu này nhé. Dựa theo thành phần cấu tạo của tấm Cemboard thì loại vật liệu này được chia thành 2 loại chính là:

  • Tấm Cemboard dăm gỗ.
  • Tấm Cemboard sợi cellulose. 

Đây là loại vật liệu được ứng dụng rất nhiều ở trong ngành xây dựng bởi những ưu điểm vượt trội như sau:

Có độ bền cao

tâm xi măng cemboard

Với khả năng chịu nước, chịu ẩm cực tốt thì sản phẩm này thật sự phù hợp với điều kiện khắc nghiệt của thời tiết nước ta. Nhất ra trong những ngày mưa nồm như ở miền Bắc thì tấm Cemboard lại càng phát huy được hết ưu điểm vượt trội của mình.

Ngoài ra, đây cũng là một loại vật liệu có tính chống mối mọt côn trùng nên khi sử dụng bạn sẽ không phải lo sợ những động vật ngoại lai xâm hại. Chính vì thế đã giúp cho sản phẩm có độ bền cực cao và có thời gian sử dụng lâu dài trong các điều kiện khác nhau.

Có độ an toàn cao

tấm cement board

Theo những công bố từ các hãng sản xuất cũng như từ quá trình sử dụng thực tế thì tấm Cemboard có khả năng cách nhiệt, chống cháy cực tốt. Chính vì thế sẽ giảm bớt các nguy cơ về hỏa hoạn và giảm thiểu những thiệt hại về người và của trong trường hợp xảy ra cháy nổ. Cũng nhờ vào khả năng đó mà ngôi nhà của bạn trở nên sáng sủa, mát mẻ hơn vào mùa hè.

Không chỉ có vậy sản phẩm được làm từ nguồn nguyên liệu sạch, không chứa chất Amiăng nguy hại. Do đó đây là sản phẩm vừa thân thiện với môi trường lại vừa có độ an toàn cao cho sức khỏe của người sử dụng.

Dễ dàng thi công

Nếu như so với các loại vật liệu truyền thống thì tấm Cemboard là một vật liệu rất dễ dàng để thi công. Chúng ta chỉ cần bắt vít, xử lý bề mặt, xử lý chống mối mọt là đã có thể sử dụng được ngay rồi. Quá đơn giản đúng không nào?

Có tính thẩm mỹ cao

Tấm Cemboard 1

Với màu sắc sáng, bề mặt phẳng mịn thì sau khi thi công sản phẩm sẽ có nét thẩm mỹ cao, tạo ra nét đẹp rất riêng biệt cho công trình của bạn.

Nhẹ hơn so với vật liệu truyền thống

Theo như nghiên cứu và những trải nghiệm từ thực tế thì tấm Cemboard có trọng lượng nhẹ hơn khoảng 15% so với những tấm xi măng truyền thống.

Việc này sẽ khiến cho quá trình thi công nhanh hơn và độ an toàn cũng cao hơn.

Nhược điểm của tấm Cemboard và cách khắc phục

cemboard

Tất nhiên ngoài những ưu điểm thì tấm Cemboard cũng có một số nhược điểm nhất định như:

  • Khả năng chịu lực theo phương ngang khá yếu: Đây chính là nhược điểm của tấm Cemboard cơ bản nhất. Do đó khi bố trí các trụ cột bằng thép hoặc vách ngăn sẽ không được linh hoạt do chúng không thể tùy tiện cắt xén theo không gian. Nếu như cố cắt xén thì chúng sẽ gây ra những ảnh hưởng cực lớn cho công trình. Chính vì thế khi thi công, đơn vị xây dựng phải có sự hiểu biết cũng như cách xử lý thật đúng để các mối nối không bị đứt gãy và gây ra những thiệt hại về người và của.
  • Tính linh hoạt không quá cao: Sau khi đã thi công lắp đặt chúng ta rất khó tháo ráp công trình. Điều này yêu cầu người thi công phải làm việc thật cẩn thận, chu đáo và tỉ mỉ. Hết một công đoạn rồi mới thực hiện công đoạn tiếp theo. Nếu thi công chồng chéo sẽ gây ra tình trạng phải tháo tấm Cemboard ra và rất khó xử lý và lắp ráp lại.
  • Khá nhạy cảm với sự dao động của tòa nhà: Với thành phần cấu tạo mà chúng ta vừa tìm hiểu ở trên thì sản phẩm rất dễ nhạy cảm với sự dao động tòa nhà. Điều này yêu cầu khi xây dựng phải xác định vị trí chính xác.
  • Gây nhiễu sóng vô tuyến: Với hệ thống khung thép thì nhược điểm của tấm Cemboard này là gây ra tình trạng nhiễu sóng vô tuyến cho các công trình.
  • Chi phí cao: Tất nhiên với các một sản phẩm chất lượng mà Vật liệu An Vinh kể trên thì giá thành của sản phẩm cũng cao hơn khá nhiều so với vật liệu truyền thống. Tuy nhiên đây cũng không phải là vấn đề quá lớn đúng không nào? Xét với những ưu điểm mà sản phẩm mang lại thì chi phí này là hoàn toàn xứng đáng.

Trên đây là những phân tích về ưu và nhược điểm của tấm Cemboard cũng như cách khắc phục hiệu quả. Tóm lại dù vẫn có những nhược điểm nhất định thì đây vẫn là một sản phẩm mang lại hiệu quả tốt, an toàn và chất lượng cho mọi công trình. 

Để được tư vấn kỹ hơn về sản phẩm này thì ngay bây giờ hãy liên hệ ngay với Vật liệu An Vinh – nhà phân phối chính thức tấm Cemboard SCG Thái Lan – hàng đầu thị trường để được tư vấn nhé.

sàn cemboard bị rung

#Nguyên Nhân & Cách Khắc Phục Sàn Cemboard Bị Rung

Trong thời gian vừa qua Vật liệu An Vinh gặp khá nhiều câu hỏi về tình trạng sàn Cemboard bị rung. Vậy nguyên nhân của hiện tượng này là gì? Và cách khắc phục ra sao? Hãy để chúng tôi bật mí với các bạn qua những chia sẻ dưới đây nhé.

Khi thi công sàn Cemboard vặn vít quá sâu

sàn cemboard bị rung

Đây chính là nguyên nhân đầu tiên khiến cho sàn Cemboard bị rung. Lý do là khi khoan quá sâu thì tấm Cemboard dễ bị thủng và khiến vít tuột ra bên ngoài. Khi đó tấm Cemboard sẽ không được cố định một cách chắc chắn và khiến cho chúng bị rung trong quá trình di chuyển ở trên sàn.

Để khắc phục vấn đề này thì chúng ta dùng máy khoan vít hoặc đầu vặn vít chuyên dụng để có thể vặn vít bằng mặt tấm trước rồi vặn tiếp thêm ½ vòng.

Khi liên kết băng keo dán cùng tấm Cemboard dùng quá ít bột bả

sàn cemboard bị rung

Việc sử dụng không đủ lượng bột bỏ theo đúng quy định sẽ khiến cho sự liên kết giữa tấm Cemboard cùng băng dán bị lỏng lẻo. Việc đó đã xuất hiện ra các vết nứt ở trên sàn và làm bong tróc băng dán và gây nên hiện tượng rung lắc.

Cách khắc phục của nguyên nhân này rất đơn giản đó là sử dụng bột bả và không miết bột bả với lực quá mạnh khiến cho bột hao hụt.

Tiến hành lắp đặt tấm Cemboard quá sát nền

sàn cemboard bị rung

Đây cũng chính là một trong lý do hàng đầu khiến cho sàn Cemboard bị rung. Bởi việc lắp quá sát sẽ khiến cho sàn dễ bị ngấm nước cùng hơi ẩm từ nền nhà bốc lên. Việc này sẽ làm ảnh hưởng tới kết cấu đồng thời làm gia tăng nguy cơ rung mặt sàn Cemboard.

Cách khắc phục của nguyên nhân này đó là chúng ta chỉ cần lắp đặt tầm Cemboard ở vị trí cách mặt nền khoảng 6 – 8mm là được.

Không sử dụng keo, vít chuyên dụng trong quá trình thi công

sàn cemboard bị rung

Nếu như khi thi công chúng ta thiếu đi keo cùng vít vặn chuyên dụng thì tất nhiên sẽ không thể đảm bảo được khả năng chịu lực. Khi đó rất dễ gây ra tình trạng cong võng và rung lắc.

Để khắc phục thì bạn cần dùng keo chuyên dụng bôi lên khung trước khi đặt tấm Cemboard. Bước tiếp theo là sử dụng vít chuyên dụng bắn gặt chặt tấm Cemboard vào khung là xong.

Sử dụng quá nhiều vít

sàn cemboard bị rung

Nếu bạn đã từng nghĩ rằng cứ dùng nhiều vít thì sàn Cemboard sẽ càng chắc chắn và không gây ra hiện tượng rung lắc. Điều này là không hoàn toàn đúng bởi trên thực tế việc sử dụng quá nhiều vít bắn sẽ làm tăng nguy cơ có nhiều vít lồi ở trên tấm Cemboard và khi đó sẽ gây nên tình trạng rung mặt sàn hơn.

Cách khắc phục tình trạng sàn Cemboard bị rung cũng không quá khó khăn chỉ cần bạn chú ý chỉ dùng 5 vít ở phần trung tâm tấm Cemboard còn khu vực mép tấm thì cứ 30cm chúng ta sẽ sử dụng 1 vít.

Không đảm bảo độ chính xác khi đo và cắt tấm Cemboard 

Rất nhiều đơn vị thi công sàn Cemboard đo cắt tấm không đảm bảo và để tiết kiệm họ đã cố gò ép tấm để lắp. Việc này sẽ khiến cho bề mặt của tấm Cemboard rất dễ bị sứt mẻ khi giãn nở và gây ảnh hưởng tới kết cấu của sàn đồng thời gây nên hiện tượng rung lắc.

Khắc phục nguyên nhân này thì chỉ cần chúng ta phải đo đạc tấm Cemboard một cách cẩn thận và nên cắt lại tấm mới nếu như phát hiện sai sót. Việc gò ép vừa làm mất đi tính thẩm mỹ cho công trình lại vừa gây ảnh hưởng cho công năng sử dụng.

Ở chỗ nối lắp cạnh đã cắt với cạnh nguyên

sàn cemboard bị rung

Bạn có biết việc lắp đặt tấm Cemboard đã cắt và cạnh nguyên sẽ gây ra rất nhiều bất cập như khó làm phẳng sàn, khó trét bả bột, dễ gây ra nứt sàn. Từ đó hiện tượng rung lắc sàn sẽ xuất hiện.

Cách khắc phục của hiện tượng này là lắp 2 cạnh cùng loại ở vị trí tiếp nối. Đối với chỗ tiếp nối phẳng thì chúng ta dùng cạnh nguyên còn cạnh đã cắt thì dùng để tiếp nối đối đầu.

Không đánh dấu vị trí thanh khung vách

Sàn Cemboard bị rung còn do chúng ta trong quá trình lắp đặt không làm dấu vị trí thanh khung vách. Điều này sẽ khiến cho việc cố định tấm Cemboard rất dễ xảy ra thiếu sót và gây nên hỏng tấm và gây ra tình trạng rung sàn.

Để khắc phục thì quá trình thi công trước khi cố định tấm Cemboard cần phải đánh dấu các vị trí thanh khung vách, lỗ khoét…

Tấm Cemboard không được đảm bảo chất lượng

sàn cemboard bị rung

Trường hợp nếu như tấm Cemboard cũng là lý do khiến cho sàn Cemboard bị rung lắc. Do đó bạn nên tìm cho mình một cơ sở cung vật liệu xây dựng uy tín như Vật liệu An Vinh để được tư vấn và mua được những sản phẩm chất lượng nhất nhé.

Trên đây là những lý do cũng như cách khắc phục sàn Cemboard bị rung. Hãy lưu lại để đảm bảo cho công trình của mình luôn luôn bền đẹp và có độ an toàn cao bạn nhé.

kỹ thuật thi công tấm cemboard

#Kỹ Thuật Thi Công Tấm Cemboard Chuẩn Nhất Hiện Nay

Kỹ thuật thi công tấm Cemboard thế nào sao cho những sản phẩm sàn nhà, trần nhà và vách ngăn đẹp nhất chính là điều mà rất nhiều người thắc mắc trong thời gian gần đây. Và để trả lời cho câu hỏi này chúng ta hãy cùng Vật liệu An Vinh khám phá qua bài viết dưới đây nhé.

Kỹ thuật thi công tấm Cemboard cho một số hạng mục công trình

Việc thi công tấm Cemboard cho mỗi một hạng mục công trình khác nhau sẽ đòi hỏi chúng ta cần phải có kỹ thuật cũng như có thêm một chút kinh nghiệm thi công. Dưới đây là 2 kỹ thuật thi công tấm Cemboard làm sàn và vách ngăn được nhiều người chú ý nhất:

 Kỹ thuật thi công sàn bằng tấm Cemboard

kỹ thuật thi công tấm cemboard

Để thi công tấm Cemboard làm sàn đúng kỹ thuật chúng ta cần phải chọn những tấm có độ dày từ 14mm trở lên. Đây là tấm xi măng có kích thích đạt chuẩn cho hạng mục làm sàn.

Chuẩn bị khung chịu lực

Khung chịu lực sàn bao gồm:
Khung thanh chính: Chúng ta có thể lựa chọn thanh đứng hình hộp hoặc hình chữ U và lắp đặt theo đúng phương ngang của nhà.

Thanh phụ: Được lắp đặt theo đúng chiều dài của ngôi nhà và tạo ra các khung với sự liên kết bằng mối hàn hoặc bản mã sắt của thanh chính và thanh phụ. 

Hệ khung chính: Để làm đúng kỹ thuật thi công tấm Cemboard thì bạn nên lựa chọn thanh đôi hoặc thiết kế khung mới theo đúng tiêu chuẩn như sau: 61 x 61 cm, 61 x 122 cm. Tất nhiên là tùy theo tải trọng của công trình mà chúng ta có sự lựa chọn sao cho phù hợp nhất.

 Đưa tấm Cemboard vào khung

kỹ thuật thi công tấm cemboard

Sau khi lắp đặt xong phần khung thì đây là công đoạn tiếp theo bạn cần phải thực hiện. Chú ý toàn bộ góc cạnh của tấm phải được nằm trong khung và giữa các khe ghép tấm chỉ hở từ 2 – 3mm để có thể tránh cho việc thay đổi thời tiết và sự co ngót nhẹ của tấm.

Dùng vít khoan chuyên dụng 4cm để cố định tấm trong đó vít trên đường cạnh nằm cách nhau khoảng 20 – 30cm và phần giữa cách nhau từ 30 – 40cm.

Nên bắt vít giữa cạnh trên và cạnh dưới cách 2cm, còn cạnh trái phải cách khoảng 1,5cm để tránh hiện tượng nứt tấm khi sử dụng. Chú ý lau bề mặt tấm đồng thời cho thanh chèn khe trước khi bơm keo vào các khe hở để có thể tiết kiệm tối đa lượng keo.

Trải lưới và cố định lưới bằng vít đầu dù để tạo ra mối liên kết giữa vữa cùng bề mặt tấm. Việc này sẽ vừa tránh được hiện tượng nứt vữa lại vừa gia tăng được sự đàn hồi cho vữa.

Có thể bạn quan tâm:

#Tấm Sàn Cemboard Làm Trần Mái Vách Ngăn Tốt Nhất Hiện Nay

#Ưu & Nhược Điểm Của Tấm Xi Măng Cemboard Và Cách Khắc Phục Tốt Nhất

#Có Nên Làm Sân Thượng Bằng Tấm Cemboard? Chi Phí Ra Sao?

 Kỹ thuật thi công vách ngăn bằng tấm Cemboard

kỹ thuật thi công tấm cemboard

Để kỹ thuật thi công tấm Cemboard làm vách ngăn đúng kỹ thuật chúng ta sử dụng tấm Cemboard có độ dày 6m, 8mm và 12mm để có thể làm giảm thiểu tối đa tải trọng của vách ngăn.

Các bước để tiến hành thi công như sau:

 Bước 1: Đo đạc vị trí thi công và chuẩn bị vật tư, phụ kiện

tâm xi măng cemboard

Trong bước này bạn cần chuẩn bị những tấm Cemboard có kích thước mà chúng tôi nêu ở trên. Tùy theo mục đích và công trình để làm sao có sự lựa chọn phù hợp nhất.

Sau đó tiến hành xác định vị trí lắp đặt khung

Bước 2: Lắp đặt khung chịu lực

Xác định vị trí lắp đặt khung chịu lực sau đó liên kết các thanh ngang dưới sàn cùng trên trần với khoảng cách đạt tiêu chuẩn là 600cm.

Công đoạn tiếp theo tiến hành lắp đặt thanh đứng vào vị trí của thanh ngang theo khoảng cách 610cm rồi dùng vít chuyên dụng để cố định thanh ngang và thanh đứng.

 Bước 3: Lắp đặt tấm Cemboard

kỹ thuật thi công tấm cemboard

Đây là bước cực kỳ quan trọng trong kỹ thuật thi công tấm Cemboard. Khi lắp đặt chúng ta thực hiện hiện như sau:

Lắp đặt so le các tấm Cemboard với nhau trong đó khoảng cách khe giữa 2 tấm là từ 2 – 3 cm.

Bắn vít lên các vị trí xung quanh sao cho khoảng cách giữa các vít tối đa là 300mm và vị trí bắn vít không được nhỏ hơn 10 – 12mm tính từ đầu tấm và cạnh tấm.

Bước 4: Xử lý che đầu vít cùng mối nối

Dùng keo để xử lý che đầu vít và mối nối tấm. Tại các vị trí khe hở dùng bột xử lý tấm Cemboard.

Bước 5: Hoàn thiện vách ngăn 

Dùng giấy dán tường, sơn nước hoặc gạch trang trí để hoàn thiện bề mặt vách ngăn.

Một số chú ý về kỹ thuật thi công tấm Cemboard

Để công trình của bạn trở nên bền chặt hơn so với thông thường thì bạn nên chú ý một số vấn đề dưới đây:

Cách bắn vít và khoảng cách bắt vít

Cách bắn: Vít cần cách cạnh tấm tối thiểu khoảng 12mm và cách góc tấm 30mm

Khoảng cách bắt vít: đối với vách ngăn thì khoảng cách ngoài biên tấm là 300mm và bên trong tấm là 400mm. Còn đối với sàn thì ngoài biên là 300mm và bên trong là 350mm.

 Ghép tấm

Tấm Cemboard 1

Trong kỹ thuật thi công tấm Cemboard thì khi thi công vách ngăn khe hở giữa hai tấm là từ 2 tới 3mm còn đối với sàn khe hở là từ 3 tới 4mm. Chú ý các tấm cần được bắt sole với nhau để có thể gia tăng khả năng chịu lực.

  Xử lý khe mối nối phẳng

 Bước 1

Dùng keo xử lý mối nối Jade’s Solution để trét vào vị trí khe hở giữa hai tấm. Sau đó trét thêm một lớp keo mỏng với bề rộng khoảng 50mm phủ lên hai bên mí nối của tấm Cemboard.

Đối với đầu vít cũng trét bột xử lý mối nối Jade’s Solution.

 Bước 2

keo xu li moi noi

Dán băng keo lưới hoặc băng keo giấy Macro lên vị trí vừa trét keo (cần thực hiện ngay để tránh keo bị khô không còn tạo được độ dính). Dán băng giấy lên tất cả góc cạnh của trần và cạnh vách trước khi thực hiện các công đoạn tiếp theo.

Tiếp tục trét bột matit để che đầu vít.

Bước 3

Tiếp tục trét thêm lớp bột matit mỏng phủ toàn bộ lên phía trên của lớp băng giấy. 

 Bước 4

Chờ bột thật khô (khoảng chừng 20 phút ở trong điều kiện thông thường) rồi tiếp tục trét bột matit phủ lên bên trên lớp băng giấy có bề rộng khoảng 75mm. 

Sau đó lại chờ bột khô và tiếp tục trét thêm lớp bột thứ 3 thật phẳng và mịn với bề rộng khoảng 125mm.

Tiếp tục trét matit để che đầu vít rồi dùng giấy nhám nhuyễn làm phẳng các vị trí đã xử lý mối nối.

 Bước 5

Tiến hành sơn lót và sơn hoàn thiện để hoàn thiện công trình

Trên đây là những hướng dẫn về kỹ thuật thi công tấm Cemboard chuẩn nhất. Vật liệu An Vinh Chúc các bạn sẽ có những công trình thật đẹp đúng như mong đợi nhé.

tấm cemboard

#Thông Số Tấm Cemboard Dày 20mm | Quy Cách | Báo Giá 

Tấm Cemboard Dày 20mm hiện nay đang là giải pháp được nhiều công trình, chủ đầu tư áp dụng để làm sàn, vách ngăn và trần nhà. Vậy quy cách của sản phẩm thế nào? Giá thành cao không? Mua ở đâu tốt nhất? Mời các bạn hãy cùng Vật liệu An Vinh khám phá qua bài viết dưới đây nhé.

Thông số kỹ thuật của tấm Cemboard dày 20mm

tấm cemboard 20mm

  • Kích thước chiều dài: 2440mm.
  • Kích thước chiều ngang: 1.220mm.
  • Độ dày: 20mm.
  • Màu sắc tấm: Đa dạng.
  • Xuất xứ tấm Cemboard 20mm: Việt Nam, Thái Lan, Malaysia.

Ứng dụng tấm tấm Cemboard 20mm

Với thông số kỹ thuật mà chúng ta vừa tìm hiểu ở trên thì tấm vật liệu này đang được ứng dụng khá nhiều ở trong cuộc sống hiện đại. Cụ thể như sau:

Làm sàn, vách ngăn chất lượng

Tấm Cemboard có khả năng chống cháy tốt và chống chịu nước cao nên rất phù hợp để làm sàn nhà, vách ngăn ở trong nhà vệ sinh, nhà ở, văn phòng hay ngay cả những khu vực ngoài trời. Với sản phẩm này bạn hoàn toàn có thể yên tâm về khả năng chống mục nát cho dù thường xuyên tiếp xúc cùng môi trường ẩm ướt.

Làm nhà xưởng

tấm cemboard 20mm

Phân xưởng là nơi thường xuyên diễn ra các hoạt động sản xuất như hàn, xì, cắt, gọt…Vì thế mà hiện tượng cháy nổ rất dễ xảy ra. Tuy nhiên với khả năng chống cháy lên tới 550 độ C cùng khả năng không bắt lửa của mình thì cemboard 20mm này sẽ giúp bảo vệ tài sản cũng như công trình của mình.

Làm mái nhà

Theo như nghiên cứu của các đơn vị sản xuất thì tấm Cemboard có khả năng hấp thụ nhiệt lên tới 0.1 W/moC. Do đó khi mà hiện nay rất nhiều công ty sử dụng vật liệu này để thay thế cho tấm đan bê tông hay tấm tole truyền thống. 

Việc này sẽ giúp cho chủ đầu tư giảm thời gian thi công cũng như giảm luôn sức chịu tải mái nhà một cách hiệu quả.

Có thể bạn quan tâm:

#Tấm Trần Cemboard | Hướng Dẫn Thi Công | Báo Giá Rẻ Nhất

#Tấm Xi Măng Nhẹ Là Gì? Báo Giá Tấm Bê Tông Nhẹ Cemboard

#Báo Giá Thi Công Vách Cemboard Rẻ Nhất Thị Trường

Phân loại tấm cemboard dày 20mm đang có trên thị trường

tấm cemboard 20mm

Hiện nay tại Việt Nam thì tấm Cemboard dày 20mm đến chủ yếu từ 3 quốc gia là Thái Lan, Việt Nam và Malaysia. Trong đó mỗi một nước sẽ có những thương hiệu khác nhau và mỗi một thương hiệu sẽ có những ưu, nhược điểm của riêng mình.

Dưới đây là một số thương hiệu nổi tiếng nhất của các nước:

Cemboard 20mm Duraflex Việt Nam

tấm cemboard 20mm

Duraflex là thương hiệu sản xuất tấm Cemboard nổi tiếng của Việt Nam. Nguyên liệu chính sản xuất tấm bê tông Cemboard Duraflex bao gồm xi măng Portland, đá vôi, cát mịn, sợi cellulose. Trải qua quá trình nén ép công nghệ cao dưới áp lực lớn đã giúp cho sản phẩm có độ cứng tuyệt đối, không bị thấm nước và bề mặt cực kỳ láng mịn.

Tấm Cemboard 20mm Vivaboard Thái Lan

tấm cemboard 20mm

Là sản phẩm của Công ty Viva Industries Co.,Ltd của Thái Lan được sản xuất ở trên dây chuyền công nghệ tiên tiến, hiện đại.

Nguyên liệu chính của sản phẩm chính là gỗ tự nhiên, xi măng cùng một phần hóa chất ổn định. Ưu điểm của thương hiệu này là có thể chịu được mọi điều kiện thời tiết, không bị nấm mốc, cong vênh hay nứt vỡ. Đây cũng là thương hiệu sản xuất tấm Cemboard được nhiều người yêu thích tại Việt Nam.

Tấm Cemboard dày 20mm Smileboard Thái Lan

tấm cemboard 20mm

Đây là tấm Cemboard do Công ty Panelworld LTD thuộc tập đoàn SCG Thái Lan sản xuất. Cũng giống như các thương hiệu kể trên thì nguyên liệu chính sản xuất ra tấm Cemboard là gỗ rừng, xi măng cùng các chất ổn định không chứa các loại hóa chất độc hại khác.

Thành phần cấu tạo của nguyên liệu được phân chia như sau:

  • Xi măng chiếm 61%.
  • Gỗ băm xé chiếm 28%.
  • Nước chiếm 10%.
  • Những hóa chất ổn định khác chiếm 1%.

Tấm Cemboard dày 20mm của Smartboard Thái Lan

tấm cemboard 20mm

Đây có lẽ là thương hiệu sản xuất tấm Cemboard nổi tiếng và được ưa chuộng nhất hiện nay. Sản phẩm được sản xuất theo công nghệ hiện đại Firm & Flex nên có độ bền đảm bảo theo thời gian sử dụng.

Với khả năng chống cháy và chống mối mọt cao thì sản phẩm Cemboard Smartboard Thái Lan là sản phẩm chiếm thứ hai trong ngành tại Việt Nam.

Tấm Prima Malaysia

Cũng là một sản phẩm Cemboard có mặt trên thị trường Việt Nam, sản phẩm được sản xuất bởi tập đoàn Hume Cemboard Industries Berhad của Malaysia. Nguyên liệu chính để tạo ra vật liệu là xi măng Portland, các Oxit Silic và sợi Cellulose.

Quá trình sản xuất trên dây chuyền công nghệ hiện đại, nhào trộn các nguyên liệu kể trên lại với nhau sau đó chuyển qua quá trình nén ép công suất cao. Cuối cùng sản phẩm được chuyển vào lò nung nhiệt độ cao để tạo ra một sản phẩm vô cùng bền chắc.

Tấm Uco Flex Malaysia

Cũng là sản phẩm đến từ đất nước Malaysia của tập đoàn UAC Berhad theo công nghệ Úc. Sản phẩm được công nhận đạt tiêu chuẩn 9001:2000. Tuy nhiên so với các thương hiệu trên thì giá thành của sản phẩm khá cao nên khiến cho nhiều người vẫn còn băn khoăn và chưa thật sự tin dùng tấm Cemboard của Uco Flex.

Bên cạnh những thương hiệu mà chúng tôi vừa bật mí thì trên thị trường hiện nay còn khá nhiều đơn vị sản xuất tấm cemboard 20mm. Cụ thể như tấm Diamond Thái Lan, tấm TPI Thái Lan, tấm BKT Cemboard X2.

Báo giá tấm Cemboard 20mm

Tùy theo từng thương hiệu mà giá Cemboard 20mm sẽ có sự chênh lệch nhất định. Và dưới đây sẽ là bảng báo giá tấm Cemboard trên thị trường.

Tên sản phẩmRộng x Dài x DàyTrọng lượngGiá Bán
Tấm Cemboard Shera 20mm1220mm×2440mm×20 mm91 kg640.000
Tấm vivaboard 20mm1220mm×2440mm×20 mm80 kg630.000
Tấm Cemboard Diamond 1220 x 2440 x 20 mm88 kg670.000
Tấm Cemboard Smileboard 1220 x 2440 x 20 mm81 kg640.000
Tấm BKT Cemboard X21220 x 2440 x 20 mm81 kg590.000

Trên đây là những thông tin về sản phẩm tấm Cemboard dày 20cm. Nếu như bạn đang có nhu cầu tìm hiểu thêm về vật liệu này thì ngay bây giờ hãy liên hệ với Vật liệu An Vinh theo số hotline 0962133277 để được tư vấn cụ thể và kỹ càng hơn nhé.

 

tấm thạch cao chống ẩm

#Tấm Thạch Cao Chống Ẩm | Ưu Điểm  | Báo Giá Sỉ & Lẻ

Tấm thạch cao chống ẩm với khả năng chống ẩm cao, chịu nước tốt rất phù hợp với điều kiện khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm ở Việt Nam. Và để hiểu rõ hơn về tấm thạch cao này chúng ta hãy cùng Vật liệu An Vinh khám phá qua bài viết dưới đây nhé.

Tấm thạch cao chống ẩm là gì?

tấm thạch cao chống ẩm

Khác với tấm thạch cao truyền thống thì tấm thạch cao chống ẩm là một loại vật liệu được sản xuất với nguyên liệu chính là xi măng trộn cùng sợi Cellulose hoặc sợi gỗ. Sở dĩ vật liệu này được gọi là tấm thạch cao bởi cấu tạo của nó khá giống với thạch cao thông thường tuy nhiên điểm khác biệt chính là ở khả năng chịu nước cao so với các vật liệu cùng loại.

Ưu điểm của tấm thạch cao chống ẩm

Bạn biết đó không phải ngẫu nhiên mà hiện nay các tấm thạch cao có khả năng chống ẩm lại được ưa chuộng tại thị trường Việt Nam đúng không nào? Với sự linh hoạt trong kết cấu cùng những ưu điểm nổi trội thì sản phẩm này đã mang đến rất nhiều lợi ích khi sử dụng cho công trình.

Chẳng hạn một số ưu điểm của chất liệu này là:

Có khả năng chịu nước cao nên phù hợp với cả công trình nội, ngoại thất

tấm thạch cao chống ẩm

Với kết cấu chặt chẽ của các thành phần phân tử đã giúp cho tấm thạch cao có khả năng chịu nước, chống ẩm cực tốt. Chính vì thế mà vật liệu có thể sử dụng cho cả khu vực có độ ẩm ướt cao như phòng tắm, phòng giặt hay nhà bếp…hay tại các công trình ngoại thất thường xuyên tiếp xúc với nước như hiên nhà, sân vườn để.

 Có độ bền cao

Sản xuất trên dây chuyền công nghệ hiện đại với nguồn nguyên liệu cao cấp được kiểm định một cách nghiêm ngặt trước khi xuất ra thị trường. Chính điều này đã giúp cho sản phẩm có độ bền cực lớn lên đến tận 50 năm sử dụng. Điều này giúp bạn hạn chế và tiết kiệm được nhiều chi phí sửa chữa, vận hành, bảo trì, bảo dưỡng…

Xem thêm #Báo Giá Tấm Cemboard | Chính Sách Bán Hàng Tốt Nhất 2022

 Không bắt lửa

tấm thạch cao chống ẩm

Do được sản xuất từ các nguyên liệu xanh như vôi, cát, xi măng, sợi giấy…nên sản phẩm không bị bắt lửa, cong vênh hay biến dạng khi tiếp xúc với nhiệt độ cao.

 Thân thiện với môi trường

Tấm thạch cao chống ẩm là một loại vật liệu không nung, không có chứa các loại hóa chất độc hại nên chúng cực kỳ an toàn và thân thiện với môi trường sống ở xung quanh chúng ta. Bên cạnh đó khi sử dụng sản phẩm cũng đảm bảo sự an toàn tuyệt đối cho sức khỏe của người sử dụng.

 Trang trí dễ dàng

tấm thạch cao chống ẩm

Không chỉ mang tới khả năng chống chịu nước vượt trội mà sản phẩm còn được đánh giá cực cao bởi khả năng dễ trang trí. Chính vì thế khi sử dụng sẽ tha hồ sáng tạo để tạo nên phong cách riêng cho ngôi nhà của mình. Sản phẩm phù hợp với xu hướng thẩm mỹ của xã hội hiện nay.

Nhược điểm của thạch cao chống ẩm

tấm thạch cao chống ẩm

Bên cạnh những ưu điểm nổi bật mà chúng tôi vừa nêu ở trên thì sản phẩm này cũng có một số khuyết điểm cơ bản được liệt kê dưới đây:

  • Có giá thành cao hơn so với loại thạch cao thông thường.
  • Trong kết cấu có thành phần xi măng nên sản phẩm có trọng lượng nặng hơn so với thạch cao thông thường.
  • Quá trình thi công gặp khó khăn hơn.

Tất nhiên đây đều là những nhược điểm mà chúng ta hoàn toàn có thể khắc phục được nên bạn sẽ không cần phải quá lo lắng khi sử dụng vật liệu này.

Ứng dụng của tấm thạch cao chống ẩm

Với khả năng chống chịu nước cực cùng khả năng chịu lực cao vì thế vật liệu này hiện nay đang được ứng dụng ứng dụng vào rất nhiều hạng mục công trình khác nhau. Cụ thể là:

  Làm trần thạch cao chống ẩm

tấm thạch cao chống ẩm

Với rất nhiều hoa văn đa dạng cùng với khả năng chống cháy, chống ẩm hiệu quả thì chúng ta bắt gặp trần thạch cao chống ẩm này ở rất nhiều công trình khác nhau như nhà ở, nhà xưởng, văn phòng, xí nghiệp, trung tâm thương mại…

 Vách thạch cao chống ẩm cho công trình ngoại, nội thất

tấm thạch cao chống ẩm

Những tấm thạch cao có khả năng chịu nước được ứng dụng để làm vách tường xi măng nhẹ để có thể thay thế cho hệ thống tường gạch hay tường xi măng từ đó tiết kiệm chi phí và thời gian thi công cho các dự án xây nhà cao tầng.

Không những thế vách thạch cao chống ẩm với sự tháo lắp dễ dàng rất thích hợp cho các công trình nhà  hàng, nhà xưởng, xí nghiệp…Hoặc vật liệu cũng được sử dụng để kết hợp cùng hệ khung vách làm vách ngăn văn phòng giúp tăng cường khả năng chống ẩm, chống cháy hiệu quả.

 Tấm lót sàn chống ẩm

Nhờ vào sự chắc chắn, siêu cứng lại có khả năng chống cháy, chống ẩm hiệu quả thì tấm thạch cao chống ẩm cũng có thể sử dụng để làm tấm lót sàn nhà hoặc gác lửng cho văn phòng, nhà xưởng, xí nghiệp, tòa nhà thương mại, nhà khung thép, nhà ở dân dụng…

Ngoài ra với những tấm thạch cao có bề dày 9mm còn được nhiều công trình sử dụng để lót mái thay thế cho các kết cấu mái đúc bằng bê tông.

Báo giá tấm thạch cao chống ẩm

Sau khi tìm hiểu quá nhiều ưu điểm và những ứng dụng tuyệt vời của tấm thạch cao chống ẩm thì chắc hẳn vấn đề mà rất nhiều người quan tâm hiện nay là giá thành của vật liệu này là bao nhiêu đúng không nào?

Thật ra hiện nay trên thị trường có rất nhiều thương hiệu sản xuất tấm thạch cao chống ẩm khác nhau mà mỗi thương hiệu lại có những ưu, nhược điểm cũng như mức giá khác nhau. Vì vậy trong bài viết này chúng tôi sẽ không báo giá chính xác giá vật liệu từng thương hiệu là bao nhiêu mà chỉ có một bảng giá chung nhất để các bạn tham khảo:

STTTên sản phẩmQuy cáchGiá tiền (VNĐ/tấm)
1Tấm thạch cao chống ẩm 9mm1220x2440mm124.300
2Tấm thạch cao chống ẩm 12,5mm1220x2440mm172.000
3Tấm thạch cao chống ẩm 15,8mm1220x2440mm212.400

Hy vọng với những thông mà Vật liệu An Vinh vừa chia sẻ sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn vì sao tấm thạch cao chống ẩm này ngày càng được nhiều khách hàng tin tưởng, lựa chọn cho công trình của mình rồi nhé. Chúc bạn sớm tìm thấy một vật liệu như ý để có một công trình hoàn hảo.

mặt cắt trần thạch cao

#Mặt Cắt Trần Thạch Cao | Cấu Tạo & Bản Vẽ Chi Tiết

Mặt cắt trần thạch cao hiện nay đang là từ khóa cực hot và được rất nhiều người tìm kiếm. Vậy lý do gì mà từ khóa này lại hot đến vậy? Chúng ta hãy cùng Vật liệu An Vinh khám phá thêm qua bài viết dưới đây nhé.

Mặt cắt trần thạch cao là gì?

Như chúng ta đã biết thì trần thạch cao hiện nay được sáng tạo với rất nhiều mẫu mã thiết kế cùng các phong cách khác nhau. Chính vì thế để có thể thi công trần thạch cao chất lượng thì cần phải có bản vẽ mô phỏng thiết kế trần và đưa ra được mặt cắt chính xác. 

mặt cắt trần thạch cao

Như vậy mặt cắt trần thạch cao được hiểu là phần cắt của bản vẽ thiết kế trần thạch cao.

Cấu tạo của mặt cắt trần thạch cao

mặt cắt trần thạch cao

Trần thạch cao hiện nay là một kiểu dáng trần nhà được thiết kế có tính thẩm mỹ cao mang lại vẻ đẹp sang trọng, tinh tế và cách điệu cho nhiều công trình.

Hiện nay trên thị trường trần thạch cao rất đa dạng trong thiết kế giúp tạo ra nhiều sắc thái trần khác nhau theo đúng yêu cầu của chủ công trình. Và xét về mặt cắt trần thạch cao từ ngoài vào sâu bên trong thì chúng ta sẽ nhận thấy được hệ trần nhà được cấu tạo 3 phần chính (xét từ trong ra ngoài) cụ thể như sau:

 Hệ khung xương

mặt cắt trần thạch cao

Là hệ khung được liên kết cùng nhau cũng như liên kết cùng mái trần chính để làm giá đỡ. Trong trần thạch cao thì bộ phận này được gọi là gánh chịu lực. Vị trí của khung xương là nằm ở phía trên tấm thạch cao do đó chúng ta sẽ không thể nhìn thấy say khi đã hoàn thiện.

Đối với mặt cắt trần thạch cao giật cấp thì phần khung xương ở mỗi cấp sẽ được treo đồng nhất ở trên một mặt phẳng nghĩa là cao độ của mỗi khung xương tại mỗi điểm sẽ bằng nhau. Điều này tạo nên sự an toàn và tính thẩm mỹ cho kết cấu trần.

Xem thêm: #Báo Giá Tấm Cemboard | Chính Sách Bán Hàng Tốt Nhất 2022

Tấm thạch cao

 mặt cắt trần thạch cao

Để thi công trần thạch cao thì tấm thạch cao được sử dụng nằm ở phía dưới khung xương và được liên kết với nhau bởi các đinh vít. Kích thước của tấm thạch cao đóng trần là 1220mmx2440mm. Tuy nhiên chúng lại có rất nhiều tính chất khác nhau tùy vào từng yêu cầu như chịu nước, chống ẩm, tiêu âm, chống cháy, cách nhiệt…

Ở vị trí cắt ghép giữa hai mép của tấm thạch cao chúng ta sẽ nhìn thấy một lớp mỏng với độ dày chỉ bằng 1mm và đây là lớp bằng keo và bột bả chuyên dụng được sử dụng để xử lý mối nối giữa hai tấm.  

 Lớp sơn bả, sơn nước

mặt cắt trần thạch cao

Trong mặt cắt trần thạch cao thì đây chính là chiếc áo cuối cùng giúp chúng ta tạo nên vẻ đẹp của hệ trần. Cũng tương tự như sơn tường sơn trần thạch cao có 2 lớp như sau:

  • Lớp đầu tiên là lớp sơn bả màu trắng được sử dụng để quét lên hệ trần. Sau khi quét chúng ta cần chờ đợi cho sơn khô rồi tiến hành xả lại và chuẩn bị quét lớp thứ hai.
  • Lớp thứ hai chính là lớp sơn màu. Màu sơn sẽ được lựa chọn theo đúng ý của chủ đầu tư để vừa mang yếu tố phong thủy lại vừa hài hòa cùng không gian nhà mà lại đúng sở thích của người sử dụng.

Có thể bạn quan tâm

#21+ Mẫu Trần Thạch Cao Phòng Bếp Hiện Đại Nhất Hiện Nay

#Tấm Thạch Cao Chống Ẩm | Ưu Điểm | Báo Giá Sỉ & Lẻ

#Khung Xương Thạch Cao Loại Nào Tốt? Các Loại Phổ Biến

Bật mí mặt cắt trần thạch cao file cad

Thông thường thì để có thể thi công xây dựng trần thạch cao hoàn chỉnh, chính xác và đẹp nhất đơn vị thi công sẽ sử dụng phần mềm AutoCad để dựng mặt cắt trần thạch cao file cad. Đây là một phần mềm rất dễ để sử dụng và quản lý. Từ những chi tiết ở trong bản vẽ mà chủ đầu tư có cùng đơn vị thi công có thể tính toán vật tư từ đó có những dự toán kinh phí chính xác nhất.

Và nếu như các bạn muốn có cái nhìn thực tế hơn về trần thạch cao thì chúng tôi xin bật mí một số mặt cắt trần thạch cao giật cấp và trần thạch cao thông thường được ưa chuộng nhất hiện nay:

  • Bản vẽ số 1:

mặt cắt trần thạch cao

  • Bản vẽ số 2:

mặt cắt trần thạch cao

  • Bản vẽ số 3:

mặt cắt trần thạch cao

  • Bản vẽ số 4:

mặt cắt trần thạch cao

  • Bản vẽ số 5:

mặt cắt trần thạch cao

  • Bản vẽ số 6:

mặt cắt trần thạch cao

  • Bản vẽ số 7:

mặt cắt trần thạch cao

  • Bản vẽ số 8:

mặt cắt trần thạch cao

Hy vọng với những chia sẻ về mặt cắt trần thạch cao mà Vật liệu An Vinh vừa bật mí ở nội dung trên thì các bạn sẽ tìm được một thiết kế trần tinh tế, sang trọng phù hợp với phong cách thiết kế của căn nhà nhé. 

Nếu như các bạn cần thêm nhiều sự tư vấn hơn về các mẫu thiết kế này thì ngay bây giờ hãy liên hệ với Vật liệu An Vinh để được đội ngũ kiến trúc sư giàu kinh nghiệm của chúng tôi tư vấn và hỗ trợ nhiệt tình.

Với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực cung cấp vật liệu xây dựng và tư vấn thi công xây dựng, chắc chắn chúng tôi sẽ làm hài lòng mọi quý khách.

 

trần thạch cao phòng bếp

#21+ Mẫu Trần Thạch Cao Phòng Bếp Hiện Đại Nhất Hiện Nay

Bạn đang muốn thiết kế trần thạch cao phòng bếp nhưng chưa tìm được mẫu ưng ý nhất. Vậy thì ngay bây giờ hãy để Vật liệu An Vinh bật mí cho bạn những mẫu trần thạch cao đẹp nhất cho căn bếp mỗi gia đình nhé. Chắc chắn tại đây bạn sẽ tìm thấy được thiết kế ưng ý nhất đấy.

Vì sao nên thiết kế trần thạch cao phòng bếp

    trần thạch cao phòng bếp

Hiện nay trong thiết kế nội thất của các căn nhà thì phòng bếp đóng một vai trò cực kỳ quan trọng bởi:

  • Phòng bếp không chỉ là nơi nấu nướng mà nó còn là nơi mà mọi thành viên trong gia đình tụ họp lại sau một ngày làm việc căng thẳng.
  • Nhiều gia đình còn thiết kế phòng bếp đặt ngoài ngay cạnh phòng khách nên phòng bếp đẹp đã tô điểm thêm tính thẩm mỹ cho căn nhà.

Chính vì thế mà các gia đình thường lựa chọn trần thạch cao phòng bếp bởi nó thỏa mãn cả hai yếu tố đẹp và bền. Sử dụng thạch cao cho trần bếp bạn sẽ có ngay một không gian lung linh, huyền ảo trong chính căn nhà của mình lại vừa có một chất liệu có thể chịu được nhiệt và chịu ẩm cực tốt.

Có thể bạn quan tâm

#Cách Xử Lý Trần Thạch Cao Bị Mốc Như Thế Nào?

#Tấm Thạch Cao Chống Ẩm | Ưu Điểm | Báo Giá Sỉ & Lẻ

#Khung Xương Thạch Cao Loại Nào Tốt? Các Loại Phổ Biến

Mẫu Trần Thạch Cao Phòng Bếp Hiện Đại Nhất Hiện Nay

Tương tự như trần thạch cao cho phòng khách, phòng ngủ thì trần thạch cao phòng bếp hiện nay có nhiều kiểu dáng thiết kế từ hiện đại đến tân cổ điển sang trọng. Và nếu chưa biết nên lựa chọn thiết kế nào cho gia đình mình thì bạn có thể tham khảo một số mẫu dưới đây:

Các mẫu thiết kế mang phong cách hiện đại

trần thạch cao phòng bếp

Những mẫu trần thạch cao phòng bếp hiện đại với trần có sắc trắng tự nhiên đang là sự lựa chọn chiếm được tình cảm của các gia đình.

Có thể nói nhìn những mẫu trần thạch cao nhà bếp này chúng ta có thể nhận rằng đây chính là loại trần phù hợp cho những căn hộ chung cư hiện đại. Tuy không quá cầu kỳ về kiểu dáng nhưng trần vẫn thu hút được khách hàng với những đường chỉ đen xung quanh đèn hắt trần. Và chính khu vực đường chỉ đen này chính là nơi thịnh hành để chúng ta lắp đặt hệ thống đèn rọi ray âm trần.

trần thạch cao phòng bếp

Nếu bạn muốn có điểm nhấn khác lạ trong căn bếp của mình thì màu xanh mòng két thời thượng này sẽ là sự lựa chọn hoàn hảo của bạn. Sắc xanh không những làm cho không gian nơi đây rộng rãi hơn mà còn mang lại cảm giác tinh tế, huyền bí nhưng cũng rất yên bình.

trần thạch cao phòng bếp

Nếu bạn yêu thích trần thạch cao phòng bếp đơn giản  thì bạn nên tham khảo mẫu thiết kế dưới đây. Xung quanh khu vực chế biến và khu vực đảo bếp sẽ được trang trí bởi một la phông thạch cao giả cùng phần đèn led âm trần ở xung quanh khu vực.

trần thạch cao phòng bếp

Xem thêm: #Báo Giá Tấm Cemboard | Chính Sách Bán Hàng Tốt Nhất 2022

 Các mẫu trần thạch cao phòng bếp phong cách tân cổ điển

Nếu bạn yêu thích phong cách tân cổ điển thì thiết kế phòng bếp kết hợp cùng đèn chùm vải lanh chính là sự lựa chọn thích hợp dành cho bạn.

trần thạch cao phòng bếp

Bên cạnh sở thích đơn giản thì vẫn có không ít khách hàng vẫn thích phong cách cầu kỳ, sang trọng. Chính vì thế họ lựa chọn trần thạch cao phòng bếp được thiết kế giật cấp kết hợp cùng với những khu vực trang trí đèn màu vàng để tô điểm cho không gian nơi đây.

trần thạch cao phòng bếp

trần thạch cao phòng bếp

Nếu bạn lo sợ việc thiết kế theo phong cách tân cổ điển sẽ phức tạp, tốn thời gian và chi phí thì chắc chắn đây là quan niệm sai lầm. Cho dù bạn lựa chọn trần phẳng hoặc trần giật cấp, trần nổi hay trần chìm thì quá trình thi công rất đơn giản, dễ dàng và không gặp bất cứ vướng mắc nào.

trần thạch cao phòng bếp

Nếu phòng bếp của bạn có diện tích lớn thì mẫu trần thạch cao phòng bếp đẹp nhất sẽ là thiết kế đơn giản, không quá cầu kỳ như hình bên dưới. 

trần thạch cao phòng bếp

Bạn thích những thiết kế đảo bếp thì hãy tô thêm vẻ đẹp của khu vực này bằng ánh đèn trần thạch cao từ phía trên như mẫu dưới nhé.

trần thạch cao phòng bếp

Trần thạch cao nhà bếp được thiết kế theo phong cách tân cổ điển sẽ không có quá nhiều sự khác biệt. Nhưng để tạo thêm điểm nhấn bằng những đường chỉ chạy dài theo hệ thống xà giả nhé.

trần thạch cao phòng bếp

Bạn cần một mẫu trần thạch cao phòng bếp đẹp nhất và liền mạch thì thiết kế tủ bếp phía dưới được nối liền cùng khu vực có mái che của trần thạch cao được sơn màu giả gỗ chính là sự lựa chọn tinh tế và phù hợp nhất đấy.

trần thạch cao phòng bếp

Lựa chọn trần giật cấp xung quanh tường cho thiết kế sẽ mang tới nhiều ánh sáng hơn cho khu vực nấu nướng của các gia đình.

trần thạch cao phòng bếp

Nếu bạn thích trong nhà mình có một không gian giống quầy bar thì thiết kế trần thạch cao lấy cảm hứng từ chiếc quầy bar sẽ giúp đồng bộ sở thích của bạn.

trần thạch cao phòng bếp

Một số câu hỏi thường gặp ở khi lựa chọn mẫu trần thạch cao phòng bếp

 Có nên thi công trần thạch cao phòng bếp không?

Đối với câu hỏi này thì câu trả lời sẽ phụ thuộc vào sở thích của bạn. So với các thiết kế trần khác như trần gỗ hay trần nhựa thì trần thạch cao có mức giá khá phải chăng. Cùng với những ưu điểm nổi bật về độ bền và khả năng chống cháy thì tại sao chúng ta lại không thi công cho phòng bếp nếu thích nhỉ?

 Nên lựa chọn tấm thạch cao nào cho trần phòng bếp?

trần thạch cao phòng bếp

Đối với phòng bếp nơi thường xuyên tiếp xúc với lửa thì chúng tôi khuyên bạn nên sử dụng tấm thạch cao chịu lửa, chống cháy để mang tới sự an toàn cao nhất cho các thành viên trong gia đình nhé.

 Giá thành thi công trần thạch cao nhà bếp bao nhiêu?

Việc thi công trần thạch cao cho phòng bếp sẽ phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau chính vì thế giá thành của sản phẩm sẽ có những mức giá chênh lệch nhất định. Và thông thường thì mức giá để thi công mẫu trần thạch cao phòng bếp sẽ dao động khoảng 220.000/m2.

Trên đây là những thông tin về trần thạch cao phòng bếp cũng như những mẫu thiết kế được nhiều người ưa thích và lựa chọn nhiều nhất. Hy vọng qua bài chia sẻ này của Vật liệu An Vinh sẽ giúp quý khách của chúng tôi lựa chọn được một thiết kế phù hợp nhất và đẹp nhất cho công trình của mình nhé.